Ví dụ về chiến lược kinh doanh: 4 yếu tố hình thành nên chiến lược kinh doanh hiệu quả

Ví dụ về chiến lược kinh doanh: 4 yếu tố hình thành nên chiến lược kinh doanh hiệu quả

Để có thể phát triển và đứng vững trong thị trường kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực nghiên cứu và tìm ra các chiến lược kinh doanh hợp lý cho lĩnh vực kinh doanh của mình.

Con đường đến với thành công chưa bao giờ dễ dàng, buộc bạn phải nỗ lực không ngừng và chấp nhận thất bại có thể xảy ra. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn những ví dụ về chiến lược kinh doanh hiệu quả trên thị trường hiện nay.

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là phương pháp và cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty nhằm hướng đến mục tiêu kinh doanh tối ưu và hiệu quả nhất. Chiến lược kinh doanh bao gồm các nội dung tổng thể của văn bản kế hoạch kinh doanh mẫu có trình tự, bao gồm chuỗi các hành động, biện pháp và chiến lược xuyên suốt thời gian dài. 

ví dụ về chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là gì?

Mục đích của việc xây dựng chiến lược kinh doanh là hướng đến việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển hình ảnh doanh nghiệp bền vững. Một chiến lược kinh doanh được giới hạn thời gian thực hiện cụ thể sẽ ổn định hơn việc thực hiện một chiến lược kinh doanh không xác định.

Việc giới hạn thời gian cụ thể nhằm khẳng định rằng mục tiêu kinh doanh ban đầu của doanh nghiệp có thực sự đạt được hay không; và chiến lược kinh doanh của công ty là thành công hay thất bại.

Chiến lược kinh doanh không phải là “hằng số bất biến”, bởi khi có bất kỳ những rủi ro trong kinh doanh nào phải xảy ra trên thị trường, chiến lược kinh doanh sẽ phải thay đổi để thích ứng với môi trường.

Thị trường kinh doanh trong tương lai không đoán trước được sẽ có những đối thủ nào sẽ gia nhập, cách thực hoạt động và phương pháp phân tích kinh doanh khi đó sẽ phải hướng đến việc đáp ứng các vấn đề thực tế có sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh là một phần của chiến lược doanh nghiệp.

Thông thường, đối với các chiến lược của doanh nghiệp như chiến lược nhân sự, kiểm soát tài chính, nâng cao công nghệ đều hướng đến những vấn đề nội bộ của công ty. Trong khi đó, chiến lược kinh doanh được thành lập nhằm hướng đến các vấn đề bên ngoài, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh là yếu tố tác động trực tiếp đến thị trường kinh doanh, thực thi và tiếp ứng với những biến đổi của thị trường. Sự thành bại của một doanh nghiệp phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh online thông minh và khéo léo như thế nào.

Chiến lược kinh doanh được phân bổ cụ thể thành các thành phần con cụ thể như: chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược bán hàng, chiến lược tiếp thị, chiến lược giá,…Mỗi chiến lược đều có những chức năng hoạt động khác nhau, và chúng hoạt động theo trình tự đã chỉ định phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.


Đọc thêm: Chiến lược kinh doanh Tết giúp bạn tăng doanh thu nhanh chóng


4 yếu tố hình thành nên chiến lược kinh doanh hiệu quả

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả yêu cầu doanh nghiệp phải hình thành được 4 yếu tố cơ bản sau: mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi. 

Mục tiêu chiến lược

Chiến lược kinh doanh cần được bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu và đưa ra quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh là gì, những kỳ vọng đặt ra đối với doanh nghiệp sau khi thực hiện các hoạt động trong chiến lược kinh doanh.

Mục tiêu kinh doanh đóng vai trò như kim chỉ nam hoạt động xuyên suốt khoảng thời gian thực hiện chiến lược kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp định hướng được các hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra như thế nào.

ví dụ về chiến lược kinh doanh
Mục tiêu chiến lược kinh doanh

Phạm vi chiến lược

Một chiến lược kinh doanh thành công là một chiến lược biết đánh đúng trọng tâm vấn đề. Trong cùng một lĩnh vực, bạn không thể nào đáp ứng được tất cả các phân khúc khách hàng cũng như nhu cầu của họ.

Xác định được phạm vi chiến lược chính là cách mà doanh nghiệp định vị phân khúc khách hàng tiềm năng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh.

Một số vấn đề cần làm rõ trong việc giới hạn phạm vi kinh doanh chính là: thị trường mục tiêu, khách hàng, vị trí chiến lược, giá trị cốt lõi. Từ những nội dung cơ sở này, doanh nghiệp có thể nghiên cứu sâu và biết tập trung vào đúng nguồn lực doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Lợi thế cạnh tranh

ví dụ về chiến lược kinh doanh
Tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh

Điểm khác biệt duy nhất giữa các sản phẩm dịch vụ cạnh tranh là sự kết hợp của các giá trị nhằm đáp ứng đúng hoặc trên kỳ vọng đối với khách hàng mục tiêu. Trong kinh doanh, giá trị mang lại cho khách hàng phải có sự vượt trội và khiến họ nhận ra được sự khác biệt của sản phẩm bạn cung cấp so với các đối thủ khác.

Sự kết hợp giữa giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh chính là vấn đề cốt lõi của việc xây dựng chiến lược kinh doanh.

Năng lực cốt lõi

Trong hệ thống hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải xác định được đâu là yếu tố cốt lõi đóng góp trực tiếp vào việc tạo ra các lợi thế cạnh tranh thị trường. Năng lực cốt lõi là khả năng triển khai các hoạt động kinh doanh có sự vượt bậc so với các đối thủ cạnh tranh.

Sự vượt trội ở đây được đo lường bằng các nhân tố như: chất lượng sản phẩm, hiệu suất kinh doanh, nguồn lực phát triển. Thông thường, năng lực cốt lõi xuất phát từ sự kết hợp và điều phối của nhiều nhóm hoạt động; hoặc một bộ phận cụ thể của doanh nghiệp thực hiện.

Các yếu tố của chiến lược kinh doanh không tồn tại một cách độc lập, chúng phải được liên kết, nhất quán và được xây dựng một cách có trình tự miễn tương thích với nhau.


Đọc thêm: Bí quyết kinh doanh online tại Nhật Bản cực dễ mà bạn cần biết


Một số ví dụ về chiến lược kinh doanh

Trong hệ sinh thái kinh tế và thị trường, mỗi một doanh nghiệp tồn tại đều là các cá thể riêng biệt sở hữu màu sắc và đặc điểm khác nhau. Những đặc điểm này có sự liên kết mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như hoạt động quảng cáo sản phẩm trong tương lai. 

Nguyên tắc đầu tiên trong việc hình thành tư duy chiến lược kinh doanh chính là thấu hiểu thị trường và đối thủ. Đó là tiền đề để doanh nghiệp tồn tại trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các ví dụ về chiến lược kinh doanh là gì nhé!

Bán chéo sản phẩm

ví dụ về chiến lược kinh doanh

Một số tổ chức sẽ tập trung vào việc kinh doanh các sản phẩm bổ sung cho cùng một khách hàng. Việc bán chéo sản phẩm thường áp dụng tốt đối với các doanh nghiệp bán lẻ, bằng cách tăng số lượng sản phẩm bán được cho mỗi khách hàng, giỏ hàng sẽ tự động được gia tăng kích thước.

Ngay cả khi bạn không tiếp thị được một khách hàng mới, doanh thu từ việc bán hàng chéo cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đến chiến lược kinh doanh của bạn.

Tạo ra thị trường trẻ

Đây là cách các doanh nghiệp lớn tạo lợi thế cho bản thân khi gia nhập thị trường trẻ đang có sự phát triển nhanh chóng.

Một số doanh nghiệp sẽ có lựa chọn mua lại một tổ chức hoặc đề nghị sáp nhập các đối thủ để gia tăng sức ép lên thị trường non trẻ. Điều này cho phép một doanh nghiệp lớn có sức cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường mà trước đây chưa từng gia nhập; tuy nhiên, nhờ vào cách này họ có thể vừa phá triển mạnh mà vẫn giữ chân được lượng người tiêu dùng.

Tạo sự khác biệt sản phẩm

Sự khác biệt và vượt trội trong cách sản xuất các sản phẩm là một phương pháp tối ưu giúp doanh nghiệp có thể phát triển nhờ vào những ví dụ về chiến lược kinh doanh.

Mục tiêu của việc cải cách sản phẩm là khiến cho khách hàng nhận ra được điểm đặc biệt của sản phẩm so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, chính sự đặc biệt này sẽ tác động mạnh đến hành trình mua hàng của người tiêu dùng.

Chiến lược định giá

Chiến lược định giá
Chiến lược định giá

Giá cả luôn đi kèm với chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp tung ra thị trường. Tùy vào cách thức và chiến lược kinh doanh mà một doanh nghiệp sẽ lựa chọn mình sẽ đi theo cách thức định giá nào.

Khi nói đến giá cả, doanh nghiệp có thể giữ giá thấp để thu hút khách hàng và cung cấp cho họ một giá trị tương ứng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có kế hoạch chọn định mức giá thành cao, họ phải đảm bảo tính độc quyền và duy trì được tỷ giá lợi nhuận lớn trên mỗi sản phẩm.

Nike chính là thương hiệu đã làm rất tốt về chiến lược định giá khi liên tục tận dụng nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm để tăng chỉ số WTP (Willing to pay = Sẵn sàng chi trả) của họ. Nike có thể làm điều này bằng cách tạo ra các sản phẩm chất lượng cao nhất để hợp thức cho mức giá cao mà họ đưa ra.

Ví dụ về chiến lược kinh doanh: 4 yếu tố hình thành nên chiến lược kinh doanh hiệu quả

Cải thiện khả năng giữ chân khách hàng

Thông thường, việc giữ chân khách hàng cũ sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc thu hút thêm khách hàng mới, đó là lý do vì sao đây là chiến lược kinh doanh tuyệt vời giúp bạn nhận ra được cơ hội phát triển kinh doanh trong tầm tay.

Một số công ty đã tận dụng chiến lược này để tạo dựng danh tiếng mạnh mẽ, họ có mục tiêu xoay quanh khách hàng và thường xuyên cải thiện dựa trên những phản hồi của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.

Lời kết

Bài viết trên đây đã cung cấp khái niệm và ví dụ về chiến lược kinh doanh giúp bạn có được những bước đầu xây dựng chiến lược thật hoàn chỉnh.

Chiến lược kinh doanh được xem như bộ xương sống trong quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp nắm được các ví dụ về chiến lược kinh doanh hợp lý sẽ hướng tổ chức đến gần hơn với thành công trong tương lai.