Phân tích kinh doanh là gì? Các mô hình phân tích kinh doanh hiệu quả

Phân tích kinh doanh là gì? Các mô hình phân tích kinh doanh hiệu quả

Các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh đã chỉ ra rằng, phân tích kinh doanh chính là hoạt động thúc đẩy doanh nghiệp đến bến bờ thành công. Vậy, Phân tích kinh doanh là gì? Các mô hình phân tích kinh doanh hiệu quả. Bạn cùng tôi tìm hiểu câu chuyện về nó nhé!

Phân tích kinh doanh là gì?

Phân tích kinh doanh là quá trình phân tích, nghiên cứu, đánh giá mọi vấn đề, lĩnh vực có liên quan đến hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Quá trình phân tích kinh doanh có thể khái quát bằng một số công việc như sau: thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, xem xét và đánh giá vấn đề, phân tích chiến lược, dự đoán cơ hội/rủi ro, phân tích rủi ro, đề xuất giải pháp cải thiện phù hợp.

Phân tích kinh doanh là gì?
Phân tích kinh doanh là gì?

Phân tích kinh doanh hoạt động dựa trên kết quả thu thập dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp, lấy đó làm cơ sở để đào sâu vào phân tích vấn đề, nghiên cứu lỗ hổng cần khắc phục và đưa ra nhận định chuẩn xác, cũng như kịp thời xử lý các vấn đề phức tạp trong kinh doanh.

Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, dữ liệu là nguồn tài nguyên màu mỡ và có giá trị tiềm năng nhất để các doanh nghiệp đua nhau khai thác và lựa chọn cơ hội kinh doanh để dẫn đầu thị trường. Song song đó, điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thông minh và khéo léo, nhà quản trị nào biết cách tận dụng và khai thác tốt chắc chắn sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho chính mình.

Vai trò của phân tích kinh doanh là gì?

Tùy vào lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà các hoạt động của một chuyên viên phân tích kinh doanh sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, các đầu công việc của phân tích kinh doanh sẽ bao gồm những yếu tố sau:

  • Định hướng tổ chức đến gần và nhanh hơn với mục tiêu đề ra.
  • Tìm ra cơ hội, thúc đẩy tốc độ phát triển.
  • Dự đoán rủi ro, hạn chế tỷ lệ thất bại.
  • Hỗ trợ chăm sóc khách hàng, tối ưu sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng chính xác nhu cầu thị trường.
  • Cải thiện quy trình, giảm chi phí, tăng năng suất nhân viên…

Đối với một chuyên viên phân tích kinh doanh, thông thường họ sẽ là người xem xét và đánh giá các quy trình hoạt động của doanh nghiệp, dựa trên số liệu thống kê đã được cung cấp để đưa ra các giải pháp nhằm hợp lý hóa các hoạt động trong kinh doanh.

Vai trò của một nhà phân tích kinh doanh hiện nay đa phần đều làm việc dựa trên dữ liệu phân tích khách hàng và số hóa để điều chỉnh hợp lý các hoạt động của doanh nghiệp. Đối với một kỷ nguyên công nghệ mới như hiện nay, phân tích kinh doanh lại càng trở nên “đắt giá” hơn bao giờ hết.

Các mô hình phân tích kinh doanh hiện nay

Để có thể phân tích kinh doanh một cách hoàn chỉnh, việc sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp sẽ góp phần không hề nhỏ mang đến thành công cho bạn.

Phân tích kinh doanh mô hình SWOT

SWOT là mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng hiện nay. Mô hình này bao gồm 4 yếu tố phân tích được đại diện bằng 4 chữ cái La-tinh:

  • S – Strength (Điểm mạnh)
  • W – Weakness (Điểm yếu)
  • O (Opportunities)
  • T – Threats (Thách thức).
Phân tích kinh doanh qua mô hình SWOT
Phân tích kinh doanh qua mô hình SWOT

Ma trận SWOT hầu như là mô hình được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực kinh doanh nhằm phân tích để đưa ra các chiến lược hoạt động phù hợp. Đôi khi, SWOT cũng được áp dụng cho những vấn đề nhỏ như một cơ sở để đưa ra quyết định hoặc lên kế hoạch cá nhân.

Phân tích SWOT có thể giúp bạn đối mặt với các rủi ro trong kinh doanh tiềm ẩn và phát hiện ra những điểm mù nguy hiểm về hiệu suất trong tổ chức. Nếu biết cách áp dụng một cách khéo léo, SWOT có thể hỗ trợ bạn nắm bắt được vị trí hiện tại của doanh nghiệp, cũng như giúp bạn phát triển chính xác chiến lược phù hợp cho mọi tình huống.

Tương tự, đối với những mối lo ngại và yếu điểm trong kinh doanh, tuy nhiên nếu biết tận dụng và phân tích kinh doanh có hệ thống, cơ hội (Opportunities) sẽ mở ra đồng nghĩa với việc bạn sẽ khắc phục được những khuyết điểm (Weakness) này.

Nhìn chung, có được một cái nhìn tổng quan như vậy sẽ giúp nhà quản lý có cơ sở vững chắc trong việc lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả, tránh được những rủi ro trong tương lai.

  • (S) Strengths – Điểm mạnh: Những đặc điểm nổi trội của một cá nhân, tổ chức khiến họ trở nên đặc biệt hoặc có ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
  • (W) Weaknesses – Điểm yếu: Những yếu tố ngăn chặn một tổ chức hoạt động tối ưu. Bạn cần nhận ra nó để có những giải pháp cải thiện kịp thời.
  • (O) Opportunities – Cơ hội: Đề cập đến các yếu tố bên ngoài có thể mang lại sự thuận lợi hoặc một lợi thế cạnh tranh cho cá nhân, tổ chức. Điều này có thể đến từ sự nở rộ của thị trường, xu hướng công nghệ phát triển, đối thủ đang gặp vấn đề.
  • (T) Threats – Thách thức: Các yếu tố bên ngoài có thể gây hại cho sự phát triển của bản thân, tổ chức hay doanh nghiệp. Bạn không thể kiểm soát các nguy cơ nhưng có thể lường trước và đưa ra các phương án dự phòng.

Phân tích kinh doanh mô hình MOST

MOST là một phương pháp có tính cấu trúc cao (high-structured method) nhằm để cung cấp các mục tiêu cho các thành viên trong nhóm thuộc mọi cấp của tổ chức.

Mô hình MOST dùng để phân tích các mục tiêu tổ chức đặt ra (M&O) và làm thế nào tổ chức đạt được điều đó (S&T). MOST cung cấp một tuyên bố về ý định của tổ chức và được tạo ra sau một số hoạt động phân tích chiến lược. MOST cũng được sử dụng trong phân tích chiến lược (Strategic analysis) bởi nó có thể chỉ ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của tổ chức.

Phân tích kinh doanh qua mô hình MOST
Phân tích kinh doanh qua mô hình MOST
  • (M) Mission – Sứ mệnh: cơ sở và định hướng cho tổ chức
  • (O) Objective – Mục tiêu: những gì tổ chức muốn đạt được
  • (S) Strategy – Chiến lược: các kế hoạch trung hạn và dài hạn và các hành động sẽ giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của nó.
  • (T) Tactics – Chiến thuật: các kế hoạch chi tiết, ngắn hạn và các hành động giúp đạt được các chiến lược.

Hiểu được định hướng kinh doanh của tổ chức, MOST cho phép các nhà phân tích kinh doanh có được đánh giá chi tiết về các hoạt động được xem xét trong tổng thể tổ chức. Đảm bảo các câu hỏi đúng được đưa ra và cung cấp một kết nối logic giữa các mục tiêu cấp cao với các hoạt động chi tiết của dự án – đồng nghĩa với việc các yêu cầu kinh doanh được kết nối với các mục tiêu của doanh nghiệp.

Phân tích kinh doanh mô hình PESTLE

Phân tích kinh doanh qua mô hình PESTLE
Phân tích kinh doanh qua mô hình PESTLE
  • (P) Political – Chính trị: Tình hình chính trị của đất nước là gì và nó có thể ảnh hưởng đến ngành như thế nào?
  • (E) Economic – Kinh tế: Các yếu tố kinh tế phổ biến là gì?
  • (S) Social – Văn hóa: Văn hóa có tầm quan trọng như thế nào và chúng ảnh hưởng gì đến lĩnh vực của bạn?
  • (T) Technological – Công nghệ: Những đổi mới trong công nghệ nào sẽ là yếu tố có khả năng bật lên và ảnh hưởng đến thị trường?
  • (L) Legal – Pháp lý: Có bất kỳ pháp luật hiện hành nào điều chỉnh ngành công nghiệp hoặc có thể có bất kỳ thay đổi trong pháp luật cho ngành công nghiệp?
  • (E) Environmental – Môi trường: Đâu là những mối bận tâm về môi trường cho ngành?

Hầu hết các phân tích PESTEL đều đổ về một doanh nghiệp, ngành hoặc sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được áp dụng cho các quốc gia. Bạn không thể bắt đầu mà không có chủ đề, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng một chủ đề trong tâm trí.

Tất cả các khía cạnh của kỹ thuật này là rất quan trọng đối với bất kỳ ngành nào mà một doanh nghiệp có thể tham gia. Không chỉ là hiểu thị trường, khung này còn là một trong những xương sống của quản lý chiến lược.

Các yếu tố tác động tới môi trường kinh doanh đều có thể thay đổi. Và sự thay đổi này sẽ tạo ra những cơ hội mới hoặc những mối đe dọa tới doanh nghiệp của bạn. Chính vì vậy, việc phân tích môi trường giúp bạn đánh giá được sự tác động bên ngoài và đưa ra được hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp.

Điều này giúp bạn hiểu được bạn đang phải đối mặt với những thay đổi cốt lõi nào. Và từ đó tận dụng được các cơ hội khi chúng xuất hiện. PESTEL thực sự phù hợp khi bạn bắt đầu việc kinh doanh ở một lĩnh vực mới, hoặc địa điểm mới.

Phân tích kinh doanh “6 mũ tư duy” (Six thinking hats)

Trong quá trình phân tích kinh doanh, sáu chiếc mũ tư duy được sử dụng để phân chia cách suy nghĩ theo các nhóm khác nhau. Mỗi nhóm sẽ trình bày những suy nghĩ khác nhau trong một vấn đề cần thảo luận.

Đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả, giúp bạn đánh giá sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của sự việc, nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường bạn có thể không chú ý đến.

Phân tích kinh doanh qua mô hình "6 mũ tư duy"
Phân tích kinh doanh qua mô hình “6 mũ tư duy”
  • Mũ trắng (Objective): Đây là chiếc mũ khách quan, tập trung vào sự thật và logic
  • Mũ đỏ (Intuitive): Đây là chiếc mũ trực giác, tập trung vào cảm xúc và bản năng
  • Mũ đen (Negative): Đây là chiếc mũ thận trọng, được sử dụng để dự đoán kết quả tiêu cực
  • Mũ vàng (Positive): Đây là chiếc mũ lạc quan, dùng để tìm kiếm những kết quả tích cực
  • Mũ xanh lá cây (Creative): Đây là chiếc mũ sáng tạo, nơi có nhiều ý tưởng và không bị chỉ trích
  • Mũ xanh dương (Process): Đây là chiếc mũ của sự kiểm soát, dùng để quản lý và tổ chức

Những công cụ phân tích kinh doanh cho doanh nghiệp

Sau khi tìm hiểu về các mô hình phân tích kinh doanh ở trên bạn cần một số công cụ phân tích các chiến lược của những mô hình đó để đạt được tối đạ hiệu quả, cụ thể như sau:

Google Analytics

Công cụ giúp bạn biết số lượng bao nhiêu người đã ghé thăm website của bạn, họ đến từ đâu, từ nguồn nào, họ đã làm gì trên website. Đây là một công cụ miễn phí cho phép bạn theo dõi và phân tích lưu lượng truy cập, hành vi người dùng và hiệu quả của các chiến dịch kinh doanh hoặc marketing của bạn.

Link công cụ: https://developers.google.com/analytics

Tableau

Tableau là một công cụ phân tích và trực quan hóa dữ liệu mạnh mẽ. Nó được sử dụng để khám phá, hiểu và trình bày dữ liệu theo cách trực quan và dễ hiểu. Tableau cho phép bạn kết nối và tổ chức dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cơ sở dữ liệu, bảng tính Excel, tập tin văn bản và nhiều nguồn dữ liệu trực tuyến khác.

Với Tableau, bạn có thể tạo các biểu đồ, bảng, bản đồ và bảng điều khiển tương tác để khám phá mối quan hệ, xu hướng và thông tin quan trọng trong dữ liệu. Công cụ này cung cấp một giao diện đẹp và dễ sử dụng, cho phép người dùng kéo và thả các trường dữ liệu, thực hiện các phép tính, lọc và nhóm dữ liệu để trình bày thông tin theo cách tùy chỉnh.

Link công cụ: https://www.tableau.com/

Power BI

Một phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu kinh doanh một cách hiệu quả, dễ dàng chia sẻ và hợp tác với các bên liên quan. Đây là một công cụ của Microsoft cho phép bạn tổ chức và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Bạn có thể tạo ra các bảng điều khiển tương tác, báo cáo động và chia sẻ dữ liệu để hỗ trợ quyết định dựa trên dữ liệu với Power BI.

Link công cụ: https://powerbi.microsoft.com/en-us/

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã nêu rõ phân tích kinh doanh là gì và các mô hình phân tích kinh doanh hiện nay cho doanh nghiệp. Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc sẽ tìm được thông tin hữu ích cho mình.