Product Life Cycle là gì? Bí quyết kéo dài vòng đời sản phẩm

Product Life Cycle là gì? Bí quyết kéo dài vòng đời sản phẩm

Product Life Cycle có lẽ không còn xa lạ với nhiều dân marketer. Thế nhưng cách nào để duy trì Product Life Cycle là gì vẫn là dấu chấm hỏi của nhiều người. Trong bài viết sau, bạn sẽ thấu hiểu được tường tận Product Life Cycle là gì.

Product Life Cycle là gì? Bí quyết kéo dài vòng đời sản phẩm

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm cũng như các giai đoạn của Product Life Cycle giúp có cái nhìn tổng quan và hiểu về nó, để khi đến các phần tiếp theo nắm bắt được vấn đề nhanh chóng.

Product Life Cycle là gì?

Product Life Cycle là một khái niệm cực kỳ quan trọng trong Marketing. Thuật ngữ này là miêu tả quy trình của sản phẩm, bắt đầu từ thời điểm ra mắt đến khi nó rời khỏi kệ hàng. Không phải sản phẩm nào cũng sẽ bước đến giai đoạn thoái nào. Vòng đời của sản phẩm có thể được kéo dài và tiếp tục phát triển lâu dài.

Các giai đoạn của Product Life Cycle là gì?

Sau khi thấu hiểu Product Life Cycle là gì, bạn cần biết vòng đời của Product Life Cycle là gì. Từ đó có thể phát triển sản phẩm phù hợp và có định hướng phát triển, thay đổi kịp lúc. Chu kỳ này sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính để đo lường mức độ hiệu quả.

Giai đoạn 1 – Giới thiệu sản phẩm (Introduction Stage)

Sau khi nghiên cứu Product Life Cycle là gì, sản phẩm sẽ được xuất hiện và bày bán trên thị trường. Tại giai đoạn này, các doanh nghiệp cần phải giới thiệu sản phẩm đến công chúng. Do đó, tình trạng lỗ tại các công ty thường xảy ra. Để tránh tình trạng đó, bạn có thể sử dụng một số yếu tố sau để đo lường:

  • Chi phí đầu tư: Tại giai đoạn 1, sản phẩm sẽ không được chú ý nhiều nên doanh nghiệp cần chi phí để chạy quảng cáo.
  • Giá thành sản phẩm: Giá thành có thể sẽ nằm ở mức cao vì doanh nghiệp cần dành ngân sách cho các hoạt động R&D.
  • Doanh thu: Sản phẩm có khả năng mang về doanh thu nhưng khoản tiền nhận về chưa thể bù vào các khoản phí ban đầu.
Product life cycle là gì - vòng đời sản phẩm
Tìm hiểu rõ nét Product life cycle là gì

Tham khảo thêm: Mô hình 3C – Tam giác chiến lược hoàn hảo trong marketing


Giai đoạn 2 – Phát triển sản phẩm (Growth Stage)

Sau khi thấu hiểu giai đoạn 1 của Product Life Cycle là gì, bạn cần phát triển sản phẩm để khách hàng tiếp cận nhiều hơn. Thế nên, doanh nghiệp sẽ kiếm được doanh thu cao hơn tại giai đoạn này. Đặc biệt, số lượng sản phẩm bán ra cũng bắt đầu gia tăng. Khi tìm hiểu giai đoạn 2 của Product Life Cycle là gì, công ty có thể xuất hiện tình trạng hòa vốn và bắt đầu nhận lợi nhuận.

  • Chi phí đầu tư: Chi phí dành cho sản phẩm không còn quá nhiều như tại giai đoạn 1. Nhưng doanh nghiệp vẫn sẽ tập trung đầu tư cho quảng cáo nhiều hơn.
  • Giá thành sản phẩm: Sản phẩm giảm hơn so với giai đoạn 1 vì được sản xuất hàng loạt.
  • Doanh thu: Doanh nghiệp có khả năng hòa vốn và bắt đầu nhận lợi nhuận nhờ vào việc doanh thu tăng.
  • Đối thủ cạnh tranh: Bắt đầu có đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Giai đoạn 3 – Giai đoạn sản phẩm trưởng thành, ổn định (Maturity Stage)

Đến với giai đoạn 3 trong Product Life Cycle là gì, độ nhận diện của sản phẩm bắt đầu có sự ổn định. Đây được xem là mốc thời gian tương đối tốt vì doanh nghiệp nhận được doanh thu lớn. Nhưng sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh sẽ gây khó khăn hơn.

  • Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp không cần tốn nhiều ngân sách trong giai đoạn này.
  • Giá thành sản phẩm: Mức giá bán ra ở mức giá ổn định.
  • Doanh thu: Doanh thu cao nhưng tốc độ tăng trưởng chững lại.
  • Đối thủ cạnh tranh: Sản phẩm bắt đầu nhiều đối thủ cạnh tranh. Thế nên doanh nghiệp cần tìm phương án đổi mới hoặc tạo ấn tượng để thu hút khách hàng.

Giai đoạn 4 – Giai đoạn sản phẩm bị thoái trào (Decline Stage)

Đây là giai đoạn cuối cùng khi tìm hiểu Product Life Cycle là gì. Trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược đổi mới để duy trì sức nóng. Nếu giai đoạn 4 sụt giảm đồng nghĩa với việc sản phẩm sẽ kết thúc.

  • Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp cần đầu tư ngân sách lớn để tiếp tục quảng bá sản phẩm để thu hút khách hàng.
  • Giá thành sản phẩm: Giá giảm hơn so với các giai đoạn trước để thu hút khách hàng.
  • Doanh thu: Doanh thu bắt đầu giảm và không ổn định.
  • Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ xuất hiện nhiều và thị trường có dấu hiệu bão hòa.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu Product Life Cycle là gì?

Vậy qua các giai đoạn, ý nghĩa của Product Life Cycle là gì? Nó chính là sự quyết định sự tồn tại của một mặt hàng ngay từ khi ra mắt. Thế nên, chu kỳ này được rất nhiều doanh nghiệp nghiên cứu hiện nay. Cụ thể hơn, bạn có thể hiểu thông qua các thông tin sau đây.

Thiết lập tính cạnh tranh

Phần lớn các doanh nghiệp sẽ tung ra các sản phẩm đã có những mặt hàng tương tự trên thị trường. Để thu hút người tiêu dùng, bạn nên tạo sự khác biệt bằng việc xây dựng thông điệp sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp cần xây dựng chương trình marketing khác biệt. Trong trường hơn sản phẩm chưa có trên thị trường, doanh nghiệp cần tập trung nhấn mạnh vào tuổi thọ lâu dài.

Product life cycle là gì - thiết lập cạnh tranh
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có các sản phẩm tương tự.

Tham khảo thêm: Conversion cost là gì? Phương pháp tăng Conversion cost 2023


Quyết định chiến lược giá

Khi tìm hiểu Product Life Cycle là gì, mỗi vòng đời sản phẩm sẽ cho doanh nghiệp biết mức độ phát triển khác nhau. Từ đó, bạn có thể nghiên cứu và điều chỉnh giá phù hợp. Nếu sản phẩm của bạn còn mới, bạn hãy đưa ra mức giá thấp hơn để thu hút khách hàng. Vào thời kỳ tăng trưởng, bạn có thể tăng giá bán lên để thu về lại phần lợi nhuận.

Xây dựng chiến lược tiếp thị

Khi tìm hiểu mỗi giai đoạn của Product Life Cycle là gì, bạn sẽ dựa vào dữ liệu để quyết định chiến lược quảng bá phù hợp. Từ đó quá trình tiếp thị có thể đạt được hiệu quả thu hút đông đảo khách hàng. Cụ thể, doanh nghiệp cần lựa chọn thông điệp truyền tải và nội dung hấp dẫn tại các kênh xã hội.

Chuẩn bị kế hoạch trước khi sản phẩm bước vào giai đoạn thoái trào

Khi tìm hiểu giai đoạn 4 của Product Life Cycle là gì, bạn có thể thấy được các hệ lụy của sản phẩm. Thế nên trước khi bước vào giai đoạn này, bạn cần chuẩn bị trước kế hoạch đổi mới. Bạn hãy nhấn mạnh vào các tính năng mà sản phẩm khác không có. Đồng thời cải tiến sản phẩm nhiều hơn để thu hút khách hàng.

Xác định sản phẩm đang nằm ở đâu Product Life Cycle

Sau khi hiểu rõ Product Life Cycle là gì, điều mà các doanh nghiệp cần làm là xác định được giai đoạn hiện tại của sản phẩm. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn được các chiến lược phù hợp nhằm tiếp tục tái sinh sản phẩm. Thông qua dữ liệu sau, bạn sẽ có thể xác định được hai yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp.

Yếu tố bên trong

Tại mỗi thời kỳ khi tìm hiểu Product Life Cycle là gì, doanh nghiệp nên tổng hợp đầy đủ về các khoản: Chi phí bán, doanh thu và lợi nhuận. Từ đó dễ dàng so sánh mức độ ổn định của sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về tình hình và tiềm năng của mặt hàng. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng xác định được sản phẩm đang nằm tại giai đoạn nào.

Product life cycle là gì - yếu tố bên trong
Xác định các yếu tố phù hợp để phát triển sản phẩm.

Tham khảo thêm: Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng thời đại 4.0


Yếu tố bên ngoài

Xét đến yếu tố bên ngoài, doanh nghiệp cần phải đo lường được số liệu thay đổi của khách hàng. Từ đó, bạn có thể nhận biết được sản phẩm đang ở giai đoạn nào. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể xác định được liệu thị trường có đang xuất hiện tình trạng bão hòa hay không. Cùng với đó, đối thủ cạnh tranh cũng là một trong các yếu tố giúp bạn nhận biết được vòng đời của sản phẩm.

Các cách kéo dài chu kỳ Product Life Cycle là gì?

Như thông tin trên, bạn có thể thấu hiểu được tầm quan trọng của Product Life Cycle là gì. Vậy cách để kéo dài Product Life Cycle là gì? Tất cả thông tin dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

Chiến lược giảm giá sản phẩm

Chiến lược giảm giá luôn được nhiều doanh nghiệp tin dùng khi muốn kéo dài vòng đời sản phẩm. Một ví dụ cụ thể đó chính là các thương hiệu lớn như Apple hoặc Samsung. Khi các sản phẩm không còn ổn định, các công ty sẽ đưa ra nhiều đợt khuyến mãi hoặc giảm giá. Điều này sẽ kích thích đông đảo khách hàng tiếp tục lựa chọn mua sản phẩm.

Chiến lược này cũng được áp dụng nhiều tại các cửa hàng quần áo hoặc đồ gia dụng. Đặc biệt, những yếu tố bên ngoài như thời tiết cũng ảnh không nhỏ. Nên khi tìm hiểu Product Life Cycle là gì, bạn cần lưu ý đến vấn đề này. Do đó, doanh nghiệp nên có chiến lược giảm giá hợp lý. Đơn cử như thời trang tại miền Nam sẽ có vòng đời ngắn hơn khu vực phía Bắc vì thời tiết tại đây chỉ có 2 mùa.

Phát triển sản phẩm

Cách để kéo dài Product Life Cycle là gì? Đó là phát triển sản phẩm. Một ví dụ dễ hiểu về Product Life Cycle là gì chính là sản phẩm mì tôm Hảo Hảo của Acecook. Mặc dù đã có mặt trên thị trường từ lâu nhưng loại mì này vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt.

Bởi vì sản phẩm không ngừng cải tiến về bao bì, hình dáng và hương vị. Đồng thời, mức giá của sản phẩm cũng rất phù hợp với người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, việc phát triển sản phẩm cũng được thực hiện thông qua các trang mạng xã hội.

Doanh nghiệp có thể quảng bá các mặt hàng với đa dạng ý tưởng khi lựa chọn chiến lược sản phẩm sáng tạo. Nhờ đó, thương hiệu có thể giữ chân khách hàng vào hiểu được cách kéo dài Product Life Cycle là gì.

Product life cycle là gì - phát triển sản phẩm
Phát triển sản phẩm phù hợp với vòng đời sản phẩm.

Tìm kiếm thị trường mới

Khi sản phẩm đã có sự ổn định, doanh nghiệp nên tiến hành tìm kiếm thị trường mới. Viettel là một trong những doanh nghiệp thành công nhất trong việc mở rộng khu vực kinh doanh. Đến năm 2016, công ty đã mở rộng đến nhiều quốc gia: Lào, Campuchia, Peru, Mozambique, Burundi,… Ước tính có hơn 26 triệu người dùng.

Quá trình thâm nhập vào thị trường mới đã đưa Viettel lọt top 30 tập đoàn viễn thông có lượng khách hàng đông nhất. Đồng thời, việc mở rộng khu vực cũng chính là cơ hội mở ra cánh cửa kéo dài vòng đời sản phẩm. Đặc biệt đảm bảo mức tăng trưởng ổn định trên thị trường.

Bao bì sản phẩm mới

Khi tìm hiểu Product Life Cycle là gì, bạn sẽ thấy khi sản phẩm bước vào giai đoạn 4 thì không còn thu hút người tiêu dùng. Thế nên, doanh nghiệp cần tiến hành đổi mới bằng cách thay đổi bao bì. Diện mạo mới là một cách giúp sản phẩm trở nên thu hút với khách hàng.

Đặc biệt, bạn có thể thiết kế bao bì thân thiện với môi trường để khách hàng tin tưởng sử dụng. Cách thay đổi này sẽ giúp sản phẩm trở nên mới lạ nhưng vẫn giữ nguyên được tính chất bên trong. Bao bì đẹp mắt cũng là cách giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu lâu hơn.

Các chiến lược định giá phổ biến theo Product Life Cycle là gì?

Để phát triển vòng đời sản phẩm phù hợp với sản phẩm, bạn cần phải có những chính sách định giá phù hợp.

Định giá hớt váng (Price Skimming)

Định giá hớt váng là một trong những chiến lược kinh doanh được các doanh nghiệp sử dụng để thu hút đa dạng nhóm khách hàng trong quá trình mở rộng thị trường. Theo chiến lược này, doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm ban đầu ở mức cao hơn. Sau đó sẽ giảm dần giá để thu hút các nhóm khách hàng khác.

Đối với những sản phẩm mới, những sản phẩm được ra mắt lần đầu, một nhóm khách hàng nhất định sẵn sàng trả giá cao để sử dụng sản phẩm đó một cách sớm nhất có thể. Đơn cử là với các mặt hàng thiết bị điện tử, khách hàng không ngần ngại xếp hàng dài từ xếp để mua được sản phẩm đầu tiên.

Tuy nhiên, khi nhóm này đã được đáp ứng nhu cầu, giá cả sẽ được giảm dần để thu hút những nhóm khách hàng mới hơn, nhạy cảm hơn về giá.


Tham khảo thêm: Marketing 4P và 7P mô hình nào ưu Việt hơn?


Định giá thâm nhập (Price Penetration)

Chiến lược định giá thâm nhập là cách doanh nghiệp lựa chọn giá bán ban đầu thấp hơn. Điều này nhằm đưa sản phẩm có thể nhanh chóng thâm nhập vào thị trường.

Đây là một chiến lược giá phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng để nhanh chóng xây dựng nhận thức của khách hàng về sản phẩm, kích thích nhu cầu và mở rộng thị phần.

Những hạn chế khi áp dụng chiến lược Product Life Cycle

Khi tìm hiểu Product Life Cycle là gì, bạn sẽ thấy chiến lược này vẫn có một số hạn chế nhất định. Một sản phẩm có thể sẽ không trải qua hết một đường con hoàn hảo theo 4 giai đoạn. Mà sản phẩm có thể sẽ rơi vào giai đoạn suy thoái sớm hơn.

Thế nên doanh nghiệp cần thiết lập một chiến lược ổn định từ khi ra mắt để tránh khi sản phẩm rơi vào giai đoạn thoái trào sẽ không trở tay kịp. Thêm vào đó, từng sản phẩm sẽ có tính chất khác nhau nên độ dài và tính phức tạp trong mỗi giai đoạn cũng sẽ khác nhau.

Khi sản phẩm bước vào giai đoạn bão hòa, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu sản phẩm mới để thay thế trong tương lai. Nhưng kế hoạch này có thể bị lỗi thời trong tương lai khi công nghệ và nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi.

Hơn hết, điều này còn gây ra sự lãng phí sản phẩm và nguồn lực vì sản phẩm có thể vẫn sẽ mang lại giá trị. Nhưng doanh nghiệp lại chuẩn bị kế hoạch thay thế bằng sản mới khiến nó bị đào thải khỏi thị trường.

Các thương hiệu lớn đã thực hiện Product Life Cycle như thế nào?

Việc tìm hiểu Product Life Cycle là gì sẽ đem lại hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp. Để thấu hiểu hơn, bạn có thể nghiên cứu thông qua các ví dụ về Product Life Cycle là gì từ các doanh nghiệp lớn.

Apple

Từ thời điểm ra mắt iPhone 2G cho đến iPhone 14 Pro Max, thương hiệu vẫn luôn giữ được độ nhiệt mỗi khi xuất hiện. Đồng thời giữ chân được các khách hàng trung thành và tiếp tục kéo dài vòng đời cho mỗi thế hệ điện thoại của iPhone.

  • Giai đoạn 1 – Giới thiệu sản phẩm: Sau khi nghiên cứu, Apple đã tung ra thị trường iPhone 2G và Steve Jobs nhận thấy sản phẩm điện thoại thông minh chưa có trên thị trường. Từ đó, Apple đã nhanh chóng sản xuất điện thoại với sự kết hợp mạnh mẽ như: Máy nghe nhạc, màn hình cảm ứng,… Chính thức vào 29/06/2007, Apple đã thiết lập nền móng vững chắc khi cho ra mắt sản phẩm iPhone đầu tiên.
  • Giai đoạn 2 – Phát triển sản phẩm: Ngay từ khi ra mắt, sản phẩm đã nhận được sự tin tưởng của khách hàng trên toàn cầu. Khoảng thời gian đó, Apple thu được khoản doanh thu khủng cùng số liệu tăng trưởng vượt bậc.
  • Giai đoạn 3 – Giai đoạn trưởng thành: iPhone đã trở thành hãng điện thoại lớn nhưng Apple vẫn luôn cải tiến và đổi mới sản phẩm để thu hút và ghi nhận ý kiến sửa đổi từ khách hàng.
  • Giai đoạn 4 – Thoái trào: Vào mỗi năm, Apple vẫn cho ra mắt đều đặn dòng iPhone mới và khai tử dần các mặt hàng cũ. Tuy nhiên, các sản phẩm mới vẫn còn nhiều nhược điểm. Đồng thời, sự xuất hiện của OPPO và Samsung cũng là thách thức lớn đối với Apple.
Product life cycle là gì - iPhone
Tìm hiểu Product life cycle là gì thông qua iPhone.

Hảo Hảo

Mì Hảo Hảo là một trong những thương hiệu mì ăn liền hàng đầu Việt Nam. Tính đến năm 2018, sản phẩm tự hào lọt top các thương hiệu mì bán chạy tại Việt Nam trong 18 năm.

  • Giai đoạn 1 – Giới thiệu sản phẩm: Thời điểm này, Hảo Hảo tăng cường truyền thông trên các kênh lớn như VTV3 hoặc HTV7. Đồng thời là sự xuất hiện của sản phẩm cùng các danh hài nổi tiếng thời điểm đấy để chiếm cảm tình của người tiêu dùng.
  • Giai đoạn 2 – Phát triển sản phẩm: Hãng tiếp tục quảng bá sản phẩm để duy trì tốc độ tăng trưởng như: Tham gia tài trợ một số chương trình lớn, tiếp tục mua slot quảng cáo trên HTV7 và VTV3,…
  • Giai đoạn 3 – Giai đoạn trưởng thành: Hãng bắt đầu giảm ngân sách truyền thông, tập trung vào khía cạnh chiều sâu: Nhấn mạnh yếu tố đã phục vụ hơn 2 tỷ lượt bữa ăn tại Việt Nam,… Nhưng thời điểm này hãng gặp nhiều thách thức khi gặp các thương hiệu khác như: Omachi, Gấu Đỏ, Cung Đình,…
  • Giai đoạn 4 – Thoái trào: Nhận thấy sản phẩm có dấu hiệu bão hòa, thương hiệu bắt đầu cải tiến sản phẩm dưới dạng cốc nhựa tiện dụng. Cùng với đó là kết hợp với 2 KOL nổi tiếng thời đấy là Tóc Tiên và Hoài Linh. Hảo Hảo còn cho ra mắt các sản phẩm khác như hủ tiếu, bún bò,…
Product life cycle là gì - Hảo Hảo
Tìm hiểu Product life cycle là gì thông qua Hảo Hảo.

Hy vọng thông qua bài viết, bạn có thể thấu hiểu được Product Life Cycle là gì. Từ đó, phát triển sản phẩm được lâu dài và thu hút được khách hàng tiềm năng biết đến thương hiệu.