Mô hình 3C – Tam giác chiến lược hoàn hảo trong marketing

Mô hình 3C – Tam giác chiến lược hoàn hảo trong marketing

Mô hình 3C là một mô hình tiếp thị, cung cấp góc nhìn tổng thể về chiến lược và tình hình kinh doanh trước khi doanh nghiệp bắt đầu triển khai các quyết định về hoạt động marketing. Có thể nói, mô hình 3C có tác động trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu ý nghĩa và học cách phân tích mô hình 3C trong lĩnh vực marketing.

Mô hình 3C được phát triển bởi nhà hoạch định chiến lược nổi tiếng Kenichi Ohmae
Mô hình 3C được phát triển bởi nhà hoạch định chiến lược nổi tiếng Kenichi Ohmae

Mô hình 3C – Tam giác chiến lược hiệu quả nhất trong marketing

Người làm marketing sẽ đánh giá mức độ thành công của chiến lược marketing thông qua 3 yếu tố, bao gồm: Customer, Competitor và Company. Để giúp bạn tìm hiểu rõ hơn, cũng như tận dụng tối đa điểm mạnh của doanh nghiệp và tối ưu hoá hiệu quả chiến dịch, tôi sẽ phân tích sâu hơn về mô hình 3C.

Tìm hiểu sơ nét về mô hình 3C

Đầu tiên, để đưa được mô hình 3C phát triển vào thực tế, bạn cần hiểu được mô hình 3C là gì và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp.

Mô hình 3C là gì?

Mô hình 3C – Công cụ đánh giá thành công thị trường từ góc nhìn của các yếu tố liên quan
Mô hình 3C, được sáng lập bởi nhà hoạch định chiến lược nổi tiếng Kenichi Ohmae, được phát triển để đánh giá mức độ thành công của thị trường dựa trên những yếu tố liên quan.

Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Do đó, để thu hút khách hàng, bạn cần phải nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Hiểu rõ mô hình 3C sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về thị trường. Từ đó, bạn sẽ biết điểm mạnh của mình và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để phát triển và mở rộng kinh doanh.


Tham khảo thêm: Phân tích kinh doanh là gì? Các mô hình phân tích kinh doanh hiện nay


Tầm quan trọng của mô hình 3C trong Marketing

Dựa trên mức độ hiệu quả của từng chiến dịch marketing, có thể nhận thấy giá trị mà mô hình 3C mang lại cho doanh nghiệp là dương vô cực. Bởi mô hình 3C sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng thể thị trường và mô hình kinh doanh dưới góc nhìn thực tiễn và khách quan nhất.

Tuy mô hình 3C chỉ tác động những yếu tố cơ bản, nhưng đó chính là nền tảng để quyết định sự thành công của một campagin quảng cáo sản phẩm. Kết quả phân tích của mô hình 3C bao gồm:

  • Marketing Client: Giúp thương hiệu hiểu rõ những yếu tố cần để được thị trường công nhận.
  • Agency Marketing: Giúp doanh nghiệp hiểu rõ những vấn đề của khách hàng thông qua việc tìm hiểu sâu về insight và đưa ra giải pháp phù hợp.

Phân tích mô hình 3C

Mô hình 3C trong Marketing bao gồm 3 yếu tố chính là: Customer (khách hàng), Competitor (đối thủ cạnh tranh) và Corporation (doanh nghiệp)

Customer – Khách hàng

Khách hàng chính là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình 3C. Và nó được xem là cơ sở của sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Chính vì thế chữ C đầu tiên của mô hình 3C chính là “Customer”.

Theo các chuyên gia, mọi quyết định và chính sách của doanh nghiệp đều phải hướng đến lợi ích của khách hàng chứ không phải lợi ích của cổ đông. Doanh nghiệp nào luôn tập trung vào sự hài lòng của khách hàng sẽ trở nên bền vững và thành công hơn so với những công ty chỉ tập trung vào lợi ích của cổ đông.

Mô hình 3C - khách hàng
Chữ C đầu tiên trong mô hình là Customer (khách hàng).

Để đạt được sự hài lòng của khách hàng, việc phân khúc thị trường dựa trên mức độ phủ sóng. Mục tiêu thị trường hoặc việc phân khúc lại thị trường là cách tiếp cận hiệu quả. Từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng và xác định nhu cầu khách hàng để đáp ứng tốt nhất.

Phân tích chân dung khách hàng là một công việc quan trọng trong kinh doanh. Điều này không chỉ giới hạn ở việc phân tích nhu cầu sản phẩm và dịch vụ, mà còn bao gồm các yếu tố khác như văn hóa, thói quen, lối sống, nghề nghiệp, hành vi tiêu dùng và thu nhập. Những nhà tiếp thị cần phải tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích các yếu tố này để có thể hiểu rõ khách hàng hơn.

Nếu những kết quả nghiên cứu và phân tích chân dung khách hàng chính xác, các thông tin về khách hàng sẽ trở nên rõ ràng hơn, cho phép doanh nghiệp đạt được thành công trong việc phát triển sản phẩm, thêm tính năng hoặc chuyển sang thị trường mới.

Competitor – Đối thủ cạnh tranh

Khi kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ, đối thủ cạnh tranh luôn đông đảo và luôn tìm cách thu hút khách hàng của bạn. Ngay cả một nhà hàng cũng phải cạnh tranh với các đối thủ bên cạnh, chứ không chỉ là với những nhà hàng khác mà còn với quán ăn nhanh và siêu thị.

Để nổi bật hơn so với các thương hiệu khác và thu hút khách hàng, việc phân tích đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng. Bằng cách thu thập thông tin từ phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược Marketing và phát triển kinh doanh để giành chiến thắng trong cuộc đua thu hút người tiêu dùng.

Mô hình 3C - đối thủ cạnh tranh
Chữ C thứ hai trong mô hình là Competitor (đối thủ cạnh tranh).

Mô hình 3C trong Marketing cũng giúp doanh nghiệp xác định đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và trực tiếp, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp. Hiện nay có 3 loại đối thủ cạnh tranh mà bạn cần nghiên cứu:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đây là loại đối thủ đầu tiên mà bạn cần vượt qua. Bởi vì khách hàng của họ cũng tương đồng với khách hàng mục tiêu của bạn.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Đây là loại đối thủ có thể sẽ hoạt động trong cùng lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Nhưng họ sẽ đưa ra các sản phẩm và chiến lược kinh doanh hoàn toàn khác.
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Đây là loại đối thủ khó xác định hơn. Để phân tích được cần đến các chuyên gia Marketing và nhiều thời gian để dự đoán.

Tham khảo thêm: Đối mặt với rủi ro trong kinh doanh, doanh nghiệp cần làm gì?


Corporation – Doanh nghiệp

Đây là chữ C cuối cùng trong mô hình 3C. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc đối đầu với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần hiểu rõ bản thân, vị thế của mình trên thị trường, cơ hội và thách thức mà họ đang đối mặt, và điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp hiện tại.

Tuy nhiên, để phát triển điểm mạnh của mình, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến hai chữ C còn lại. Đơn giản, thế mạnh của doanh nghiệp cần mang lại giá trị cho khách hàng và giúp doanh nghiệp khác biệt và cạnh tranh với đối thủ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng và tạo ra lòng trung thành từ khách hàng.

Mô hình 3C - doanh nghiệp
Chữ C cuối cùng trong mô hình là Corporation (doanh nghiệp).

Ứng dụng mô hình 3C vào thực tế

Mô hình 3C được ứng dụng khá nhiều trong agency marketing và nội bộ team marketing của doanh nghiệp. Thậm chí các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đều sử dụng mô hình này.

TH True Milk

Customer: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sữa hữu cơ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, mang lại những sản phẩm sữa tự nhiên và trong sạch. Với tư cách là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất sữa hữu cơ tại Việt Nam, TH True Milk nhắm đến khách hàng quan tâm đến sức khỏe và yêu thích các sản phẩm hữu cơ.

Competitor: Các đối thủ cạnh tranh của TH True Milk bao gồm các thương hiệu sữa nổi tiếng như Vinamilk, Cô Gái Hà Lan, vv. Tuy nhiên, TH True Milk tập trung vào đối tượng khách hàng khác so với các đối thủ của mình.

Trong khi các thương hiệu khác tập trung vào dòng sữa dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn tuổi, TH True Milk tập trung vào dân công sở và phụ nữ hiện đại, đặc biệt là những người quan tâm đến việc giữ dáng và yêu thích các sản phẩm sạch.

Corporation: TH True Milk là một đơn vị tiên phong trong việc sản xuất sữa hữu cơ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng tại Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đầu tư vào cơ sở chăn nuôi và áp dụng công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất và quản lý.

Mô hình 3C - TH True Milk
Học hỏi mô hình 3C của TH True Milk.

Tham khảo thêm: 5 bước xây dựng thông điệp quảng cáo: Coca-Cola đã nâng tầm thương hiệu như thế nào?


Starbucks

Customer: Đối với Starbucks, khách hàng không chỉ đến để thưởng thức cà phê mà còn để trải nghiệm. Chiến lược của họ tập trung vào nhu cầu của khách hàng, bao gồm không gian, bố cục quán và phong cách phục vụ của nhân viên.

Khách hàng mong muốn có một không gian thoải mái và tự do, giúp họ thư giãn và hoàn thành công việc. Starbucks đã đáp ứng nhu cầu này bằng cách tạo ra một môi trường lý tưởng cho khách hàng văn phòng, khiến họ trở thành một trong những quán cà phê được ưa chuộng nhất.

Competitor: Starbucks không chỉ cung cấp sản phẩm cà phê chất lượng cao, mà còn là một trải nghiệm tuyệt vời và một thương hiệu đáng tin cậy. Điều này khác biệt hoàn toàn so với các đối thủ cạnh tranh, nơi giá cả và chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu.

Corporation: Starbucks là một trong những công ty đa quốc gia thành công nhất, nhờ vào sức mạnh của họ trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và kinh nghiệm hoạt động trên nhiều quốc gia.

Họ cũng có chính sách nhân sự tốt, giúp thu hút và giữ chân nhân viên tài năng. Tất cả những yếu tố này góp phần xây dựng vị thế vững chắc của Starbucks trên thị trường.

Mô hình 3C - Starbucks
Học hỏi mô hình 3C của Starbucks.

Adidas

Customer: Thông qua quá trình cải thiện chất lượng sản phẩm, Adidas đã thu về được một lượng khách hàng tiềm năng. Đó chính là các vận động viên thể thao chuyên nghiệp. Hoặc là những người yêu phong cách thể thao năng động.

Bên cạnh đó, danh mục sản phẩm cũng rất đa dạng khi doanh nghiệp luôn biết cách đổi mới và bắt kịp xu hướng. Đồng thời vẫn giữ lại được nét đặc trưng truyền thông cho thiết kế.

Competitor: Để tạo ra sự khác biệt với đối thủ “kèn cựa” là Nike, Adidas đã tạo sự khác biệt bằng chiến lược “giá hớt váng” và “giá cạnh tranh”. Theo thống kế có đến 90% sản phẩm của Adidas được sản xuất tại Châu Á. Với nguồn nhân công đông, giá hợp lý cùng chính sách thuế quan, nhập khẩu có lợi. Thế nên sản phẩm của Adidas mang đến khách hàng chất lượng tốt nhưng chi phí vẫn cực kỳ phải chăng.

Corporation: Hiện tại Adidas vẫn tập trung vào việc đẩy mạnh thêm nhiều thương hiệu con để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh. Đồng thời mở rộng độ nhận diện trên thị trường.

Mô hình 3C - Adidas
Học hỏi mô hình 3C của Adidas.

Lời kết

Trên đây là các nội dung liên quan đến mô hình 3C trong Marketing. Mặc dù chỉ với 3 thành phần nhưng mô hình mang lại một giá trị không hề nhỏ trong việc giúp doanh nghiệp xác định được lợi thế cạnh tranh. Từ đó giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và dễ dàng thành công.