Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp quan trọng như thế nào?
Nội dung chính
Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp luôn đòi hỏi bạn phải có sự đầu tư nghiêm túc về thời gian, chất xám và tiền bạc. Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng; nếu dành mọi sự nỗ lực cho công việc mà bạn quan tâm thì chắc chắn rằng trái ngọt sẽ sớm đến với bạn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của việc xây dựng danh tiếng và hình ảnh doanh nghiệp à gì, tại sao nó lại quan trọng và các nghiên cứu điển hình trong việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp là như thế nào nhé!
Sức ảnh hưởng của hình ảnh doanh nghiệp trong kinh doanh hiện nay
Bắt đầu việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp là một công việc thú vị và sáng tạo, nhưng đôi khi cũng mang lại nhiều phức tạp đáng kể. Bước đầu của việc xây dựng một doanh nghiệp nhỏ của bạn sẽ là việc xây dựng website, xây dựng hình ảnh thương hiệu, thiết kế các sản phẩm tiếp thị và mang câu chuyện của doanh nghiệp bạn đến với công chúng.
Một trong những mục tiêu của việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp là làm sao tạo được sự thu hút đối với thị trường mục tiêu, tạo dựng mối quan hệ và sự tin cậy đối với người tiêu dùng.
Từ việc suy nghĩ bạn muốn doanh nghiệp của mình sẽ xuất hiện như thế nào trong mắt khách hàng, hãy chuyển trọng tâm của vấn đề sang việc: Khách hàng thực sự nghĩ gì về thương hiệu của bạn.
Và đó là lúc khái niệm về hình ảnh doanh nghiệp ra đời!
Hình ảnh doanh nghiệp là gì?
Hiểu đơn giản, hình ảnh doanh nghiệp chính là cách khách hàng cảm nhận về trải nghiệm của họ đối với doanh nghiệp dựa trên niềm tin, ấn tượng của họ về doanh nghiệp.
Trải nghiệm của người tiêu dùng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và thương hiệu bạn, sự ấn tượng thương hiệu mà bạn tạo ra thông qua các hoạt động tiếp thị và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Hình ảnh doanh nghiệp là một biến số luôn thay đổi không ngừng theo thời gian và chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố ngoại cảnh tác động từ bên ngoài. Các yếu tố bên ngoài đó có thể kể đến như: Sự nổi dậy của các xu hướng mới, các sự kiện nổi bật, hoặc là các phản hồi của khách hàng có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và nhận thức của khách hàng về hình ảnh doanh nghiệp.
Phillip Kotler định nghĩa về hình ảnh doanh nghiệp (Brand Image) như thế nào?
Hình ảnh doanh nghiệp (Brand Image) là cách người tiêu dùng hình thành nhận thức và thái độ của họ đối với một thương hiệu/doanh nghiệp dựa trên các trải nghiệm và tương tác của họ.
Theo Kotler, hình ảnh doanh nghiệp được tạo ra bởi tổng thể các trải nghiệm mà người tiêu dùng đã trải qua và ghi nhớ lại. Những trải nghiệm này đến từ việc họ tiếp cận với tiếp thị thương hiệu, sản phẩm, bao bì đóng gói, dịch vụ, chất lượng và nhiều cách thức tiếp cận khác.
Về lý thuyết, hình ảnh doanh nghiệp được xem là thành công là khi người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với một thương hiệu qua cách họ tiếp cận từ phía truyền thông hoặc công chúng.
Chính vì vậy, hình ảnh doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến hành trình mua hàng và quyết định thanh toán của họ. Việc xây dựng một hình ảnh doanh nghiệp có tính nhất quán và xuyên suốt thông qua các nỗ lực tiếp thị truyền thông sẽ tạo nên nhận thức tích cực của khách hàng về doanh nghiệp.
Ngoài ra, Kotler cũng đưa ra gợi ý rằng một hình ảnh doanh nghiệp thực sự mạnh sẽ có khả năng đánh bại các đối thủ cạnh tranh cùng ngành và tăng lòng trung thành của tệp khách hàng tiềm năng và hiện tại lên rất nhiều. Điều này lại càng quan trọng hơn khi tồn tại trong một “miếng bánh thị trường” nơi người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn đa dạng.
Bạn đọc thêm: Gợi ý cách tri ân khách hàng cuối năm “cực đốn tim” cho doanh nghiệp
Tại sao hình ảnh doanh nghiệp lại quan trọng?
Ngày nay, việc thiết kế một sản phẩm hay dịch vụ tuyệt vời là chưa đủ, chúng còn đến từ những suy nghĩ của khách hàng. Hãy cùng nghiêm túc với việc phân tích phễu khách hàng, nghiên cứu những vấn đề khi họ tìm đến một thương hiệu, điều xuất hiện trong suy nghĩ họ là gì, cách mà họ tương tác tự nhiên và tìm kiếm doanh nghiệp đã phần nào thể hiện được tính cách, lối sống và giá trị của họ đối với doanh nghiệp là như thế nào.
Tạo sự ấn tượng
Hình ảnh doanh nghiệp sẽ tác động đến suy nghĩ của khách hàng đối với bạn, cho dù là bất cứ hình thức tương tác nào – truyền miệng, truyền thông, quảng cáo hay trải nghiệm trực tiếp, tất cả đều hình thành nên ấn tượng của khách hàng sau mỗi lần tiếp cận sản phẩm.
Hình thành nhận thức
Điều này có liên quan đến nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bằng cách phát triển hình ảnh doanh nghiệp mạnh mẽ, tạo các chiến lược tiếp thị, mức độ nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp có thể mang lại một “con số đáng kể”.
Ngoài ra, việc duy trì mức độ nhận thức của khách hàng, doanh nghiệp của bạn có thể trở thành một kí ức trong bộ nhớ của khách hàng.
Sức chuyển đổi
Hình ảnh doanh nghiệp bền vững sẽ tạo nên những chuyển đổi giá trị, Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ sẽ khiến cho nhiều người biết đến hơn, dù là tiếp cận qua bất kỳ hình thức nào. Hình ảnh doanh nghiệp lành mạnh sẽ mang lại sự tin tưởng cho khách hàng , giúp bạn chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành người tiêu dùng thực thụ.
Bạn đọc thêm: Phân tích kinh doanh là gì? Các mô hình phân tích kinh doanh hiện nay
Làm thế nào để nâng cao hình ảnh doanh nghiệp?
Duy trì và phát triển hình ảnh doanh nghiệp không phải là một công việc ngắn hạn. Trong suốt thời gian tồn tại của thương hiệu, việc bạn cần làm là nỗ lực nâng cao và phát triển hình ảnh, danh tiếng và độ tin cậy của doanh nghiệp để đảm bảo thương hiệu của bạn được khách hàng đón nhận nồng nhiệt.
Xác định rõ tầm nhìn và sứ mệnh
Để nhằm mục đích thống nhất các hoạt động kinh doanh, tiếp thị và phát triển, việc xác định tầm nhìn và sứ mệnh luôn được đặt lên hàng đầu. Quy trình không nhất quán, giá trị thương hiệu mang lại không rõ ràng sẽ tổn hại đến hình ảnh doanh nghiệp rất nhiều.
Trước khi ra quyết định tuyên bố các chiến dịch quảng cáo sản phẩm, việc xác định rõ mục tiêu phát triển doanh nghiệp là điều cần thiết.
Xây dựng bản sắc doanh nghiệp mạnh mẽ
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là nơi bắt đầu cho mọi hoạt động phát triển thương hiệu của bạn. Tuyên bố bản sắc doanh nghiệp, định vị thương hiệu (Brand Positioning Statement) là một cách để bạn truyền đạt giá trị mà doanh nghiệp muốn mang lại cho khách hàng là gì.
Bản sắc doanh nghiệp sẽ tạo nên sự khác biệt của bạn đối với các đối thủ cạnh tranh, là tiền đề để bạn chứng minh cho người tiêu dùng rằng doanh nghiệp của bạn có thể giải quyết được nhu cầu của họ như thế nào. Khi thương hiệu phát triển, việc duy trì tính nhất quán sẽ càng trở nên quan trọng đối với cộng đồng khách hàng của bạn.
Xây dựng chiến dịch tiếp thị hợp lý
Nên nhớ rằng sức mạnh của tiếp thị mang lại khả năng hình thành nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp. Việc xây dựng các chiến dịch tiếp thị trong và ngoài nước, các chiến lược tiếp thị trên các phương tiện trực tuyến xã hội là những cách bạn có thể sử dụng để truyền tải hình ảnh doanh nghiệp lan rộng đến cộng đồng.
Ngày nay, hầu hết các hoạt động tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng đều được diễn ra trực tuyến, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội. Theo thống kê, gần nửa dân số thế giới dành trung bình hơn 2 giờ đồng hồ mỗi ngày cho việc tiếp xúc các nền tảng xã hội.
Xây dựng phương pháp tiếp thị truyền thông xã hội phù hợp sẽ mang lại cho bạn cơ hội khuếch đại hình ảnh doanh nghiệp bằng cách kết nối với một lượng lớn các khách hàng nhất định.
Phát triển các nền tảng trực tuyến
Xây dựng trang web là cách tạo nên tác động lâu dài đến khách hàng. Cấu trúc của một trang web bao gồm trang giới thiệu, logo, câu hỏi thường gặp, liên hệ, cửa hàng trực tuyến, khung chat giao tiếp khách hàng, thu hút khách truy cập mới cũng như xây dựng thông điệp quảng cáo đến khách hàng của bạn.
Doanh nghiệp nên có một trang web để cho khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp và tạo được lòng tin tưởng đối với họ. Nếu có thời gian, hãy đầu tư thời gian cho việc xây dựng trang web tốt, chắc chắn bạn sẽ tạo được ấn tượng mạnh.
Thu thập phản hồi khách hàng
Phản hồi của khách hàng là cách mà một chủ sở hữu doanh nghiệp lấy làm cơ sở để xử lý những ảnh hưởng có liên quan đến hình ảnh doanh nghiệp của họ; thông qua bất cứ lời nhận xét trực tuyến nào được để lại trên cửa hàng trực tuyến hoặc các trang truyền thông xã hội.
Nếu phản hồi là tiêu cực hoặc mâu thuẫn với giá trị thương hiệu mà bạn muốn truyền tải, chắc chắn đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải thay đổi. Nếu phản hồi là tích cực, đó là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp bạn đang đi đúng hướng và mang đến cơ hội trau dồi phương pháp nào phù hợp nhất với thương hiệu của bạn.
Lời kết
Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp là một quá trình dài hạn đòi hỏi sự tỉ mỉ để triển khai một cách bài bản. Đầu tư xây dựng thương hiệu mạnh mẽ sẽ mang lại những bước nhảy vọt về sau và đem lại cơ hội lớn hơn trong tương lai.
Đây là bài viết cung cấp cho các bạn về các thông tin hữu ích của việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và giá trị của nó đối với một người kinh doanh là như thế nào. Hy vọng đây sẽ là bước đệm giúp các bạn xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thành công hơn!