Bài SWOT mẫu về bản thân – Tìm hiểu về “sức mạnh nội tại”
Nội dung chính
Bài SWOT mẫu về bản thân sẽ giúp bạn đánh giá được năng lực của bản thân. Từ đó giúp bạn thiết lập kế hoạch dựa trên các giá trị của bản thân. Bài viết sau đây sẽ hỗ trợ bạn làm thế nào để nắm bắt và đánh giá được bản thân dựa trên mô hình SWOT, cùng tìm hiểu ngay bên dưới!
Tìm hiểu bài SWOT mẫu về bản thân là gì?
Trước tiên, bạn cần hiểu mô hình SWOT là gì. Thông qua đó, bạn sẽ có nền tảng để khai phá các giá trị của bản thân phù hợp.
SWOT là gì?
Mô hình SWOT là mô hình thường được dùng để phân tích kích doanh. Mục đích chính của nó là để phân tích các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp/công ty một cách khách quan. Một mô hình SWOT khi phân tích sẽ dựa trên 4 yếu tố sau:
- S – Strengths (Điểm mạnh).
- W – Weaknesses (Điểm yếu).
- O – Opportunities (Cơ hội).
- T – Threats (Thách thức).
Bằng việc phân tích mô hình SWOT, bạn có thể đạt được kết quả phân tích khách quan. Từ đó doanh nghiệp có thể cải thiện hình hình kinh doanh theo đúng định hướng. Không những vậy, doanh nghiệp còn có thể xây dựng được một nền tảng vững chắc thông qua mô hình này.
SWOT bản thân là gì?
Bài SWOT về bản thân là hãy xem sự nghiệp của bạn tựa như một doanh nghiệp và bản thân bạn là một sản phẩm cạnh tranh. Bạn hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của bạn trước. Thông qua đó, bạn sẽ tìm ra được cơ hội và thách thức ngay trong chính môi trường của mình.
Tại sao phân tích SWOT bản thân quan trọng?
Trong cuộc sống ngày nay, chúng ta thường bận rộn đến nỗi không có thời gian để trò chuyện với chính mình. Đây chính là một thiếu sót trong việc tạo nên bước đệm quan trọng trong hành trình phát triển bản thân.
Việc phân tích bài SWOT về bản thân giúp bạn đánh giá khách quan những giá trị của bản thân. Đây cũng là cách để bạn nhìn thấy được khả năng của bản thân. Từ đó, bạn có thể đưa ra các quyết định đúng đắn để đạt được mục tiêu cuối cùng.
Nếu bạn không nhận thấy sự phát triển của bản thân cũng như những khó khăn gặp phải, bạn sẽ quay cuồng trong một vòng tròn không lối thoát. Nên ngay từ bây giờ, bạn hãy dựa vào bài SWOT mẫu về bản thân trong bài viết này để tìm ra được giá trị đích thực từ bên trong chính mình.
Attainable là gì? Hướng dẫn cách đặt mục tiêu bứt phá hiệu quả
Một số lợi ích từ việc phân tích SWOT cá nhân
Việc dựa vào bài SWOT mẫu bản thân hôm nay, bạn sẽ tự nhìn nhận và đánh giá khách quan về bản thân. Thông qua việc tự phân tích, bạn sẽ nhận được các lợi ích sau:
- Nhận thức và nâng cao những giá trị của bản thân.
- Nhận phản hồi từ bản thân về phẩm chất, khả năng, điểm yếu và tiềm năng.
- Nhìn nhận các điểm yếu cần được khắc phục.
- Thấu hiểu giá trị bên trong của bản thân.
Đối tượng nên dùng mô hình SWOT bản thân?
Việc phân tích bài mô hình SWOT bản thân là việc mà bất cứ ai cũng nên thực hiện một lần, đặc biệt là những ngành nghề này cần thực hiện nhất:
- Các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp/công ty.
- Các nhà chuyên môn và chuyên viên cấp cao.
- Các bạn sinh viên.
- Những người bắt đầu khởi nghiệp.
- Những người quản lý nhân sự.
- Những người làm vợ/chồng hoặc ba mẹ.
Ý nghĩa mô hình SWOT trong Digital truyền thông
Ngoài việc phát triển bản thân, mô hình SWOT cũng mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển Digital truyền thông. Khi thời đại công nghệ phát triển, điều đó giúp cho sự phát triển của doanh nghiệp tốt hơn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn.
Để xử lý được các vấn đề phát sinh trên mạng xã hội, bạn cần dùng để bảng phân tích SWOT. Với bảng nghiên cứu này, bạn hãy liệt kê phong phú tất cả các kênh truyền thông. Các kênh bao gồm cả kênh truyền thông inbound và outbound.
Bằng cách tiếp cận, quản lý thường xuyên, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng và kịp thời xử lý khủng hoảng khi xảy ra, tránh để kéo dài khi thực hiện các thông điệp quảng cáo.
Hướng dẫn phân tích bản thân thông mô hình SWOT
Dựa vào bài mô hình SWOT, bạn có thể tự xây dựng, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và thông qua đó bạn sẽ tìm thấy cơ hội cũng như thách thức của mình phải đối diện. Cách tốt nhất để thực hiện điều đó là tìm cách kết nối với những người xunh quanh để nhận những đánh giá, lời khuyên, thái độ, cách họ đối xử với bạn hoặc tự chính mình trả lời các câu hỏi dưới đây.
Điểm mạnh (Strength)
Đến với yếu tố đầu tiên khi phân tích bài SWOT về bản thân là S – Điểm mạnh. Đây chính là những yếu tố giúp bạn trở nên tự tin và nổi trội hơn so với người khác. Đôi khi, bạn sẽ thấy điều đó được thể hiện một cách rõ ràng, hoặc ngược lại. Thế nên bạn cần trả lời được các hỏi bên dưới, cụ thể như sau:
- Bạn có những điểm mạnh nào hơn những người xung quanh? (Ví dụ: Học vấn, trình độ,…).
- Bạn có thể thực hiện điều gì tốt hơn người khác?
- Bạn sở hữu được mối quan hệ cá nhân nào?
- Các kỹ năng đặc biệt mà bạn đang sở hữu là gì?
- Điểm mạnh nào của bạn đã được người khác công nhận?
- Thành tựu nào khiến bạn tự hào về bản thân nhất?
Bạn cần đánh giá được điểm mạnh của bản thân một cách khách quan nhất. Cách đánh giá là dựa trên nhận thức của bản thân cũng như những người xung quanh. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đưa ra các điểm mạnh của bản thân, hãy liệt kê tất cả tính cách của bạn. Bằng cách này, bạn có thể tìm ra được điểm mạnh của mình dựa vào bài SWOT mẫu về bản thân.
Điểm yếu (Weaknesses)
Đến với yếu tố thứ hai khi phân tích bài SWOT về bản thân là W – Điểm yếu. Có lẽ bạn sẽ khó nhìn nhận điều này nhưng để hiểu bản thân, bạn cần mạnh mẽ đối diện với chúng. Bạn cần trả lời được các hỏi bên dưới để nhận thấy điểm yếu của bản thân, cụ thể như sau:
- Các nhiệm vụ nào bạn không tự tin để thực hiện và thường từ chối?
- Bạn có thực sự tự tin và trình độ học vấn, kỹ năng của bản thân không? Nếu không, đâu là điểm yếu mà bạn lo lắng nhất?
- Liệt kê các thói quen xấu trong công của viện mà bạn thường mắc phải. (Ví dụ: Đi trễ, thường xuyên căng thẳng, thiếu quyết đoán,…).
- Công việc của bạn thường bị cản trở bởi tính cách nào? (Ví dụ: Ngại giao tiếp,…).
Bạn cần đánh giá những điểm yếu của bản thân một cách khách quan và cụ thể nhất. Bạn cũng có thể hỏi những người xung quanh để biết thêm về điểm yếu của bản thân. Bước đầu, bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi lắng nghe những điểm yếu của bản thân, nhưng hãy cố gắng đối mặt với nó.
Cơ hội (Opportunities)
Đến với yếu tố thứ ba khi phân tích bài SWOT mẫu bản thân là O – Cơ hội. Cơ hội luôn xuất hiện bất ngờ trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng điều quan trọng là bạn có thể nhìn nhận và nắm bắt cơ hội hay không? Để nhận thấy được cơ hội, bạn cần trả lời được các hỏi bên dưới, cụ thể như sau:
- Công nghệ nào mang lợi thế cho bạn?
- Ngành công nghiệp mà bạn làm việc có phát triển không? Có những thay đổi/ tiến bộ trong ngành mà bạn có thể tận dụng không?
- Bạn có đang thực hiện việc xây dựng mạng lưới quan hệ chiến lược? Những người này có thật sự đưa ra lời khuyên hữu ích và giúp đỡ bạn khi cần thiết không?
- Xu hướng kinh doanh của bạn là gì? Bạn có đang nắm bắt cơ hội từ xu hướng ấy không?
Thách thức (Threats)
Đến với yếu tố cuối cùng khi phân tích bản thân dưa trên bài SWOT mẫu này là T – Thách thức. Trong hành trình phát triển, bạn sẽ không khỏi gặp các khó khăn cản đường. Thế nhưng, bạn không nên vì thế mà nản lòng. Để nhìn nhận ra các thách thức, bạn hãy trả lời được các hỏi bên dưới, cụ thể như sau:
- Các khó khăn và trở ngại mà bạn gặp phải tại nơi làm việc?
- Bạn có đang cạnh tranh với đồng nghiệp cho một vị trí hoặc dự án nào không?
- Công việc của bạn có đang thay đổi hoặc ảnh hưởng nào không?
- Các thay đổi công nghệ có ảnh hưởng đến vị trí của bạn?
- Bạn có đang sở hữu điểm yếu nào tiềm ẩn nguy cơ nào không?
Việc xác định các mối đe dọa và cố gắng loại bỏ khi có thể là điều bạn cần thực hiện nhanh chóng. Khi nói đến việc loại bỏ những mối đe dọa, cách đơn giản nhất để thực hiện là thông qua những tính cách tiêu cực. Việc khắc phục những điểm yếu sẽ giúp hạn chế dần các mối đe dọa có nguy cơ xuất hiện.
Các yếu tố kết hợp trong mô hình SWOT
Sau khi phân tích được từng yếu tố trong mô hình bài SWOT mẫu về bản thân mà tôi giới thiệu, bạn cần kết hợp các yếu tố để tạo những chiến lược phù hợp trong việc phát triển bản thân.
Kế hoạch S – O
Kế hoạch S – O là chiến lược dựa vào ưu điểm để khai thác cơ hội. Đây chính là chiến lược được ưu tiên hàng đầu. Vì nếu không tận dụng tốt những ưu điểm thì cơ hội thành công không cao và tốn nhiều công sức.
Chiến lược W – O
Chiến lược W – O là chiến lược sử dụng nhược điểm để chuyển hóa thành cơ hội. Với chiến lược này bạn cần cân nhắc thật kỹ lượng nếu không muốn sau khi khắc phục xong điểm yếu thì cơ hội cũng biến mất.
Kế hoạch S – T
Kế hoạch S – T là kế hoạch sử dụng điểm mạnh để khắc phục các nguy cơ. Trong các doanh nghiệp, việc khắc phục nguy cơ chính là hoạt động nhằm giúp doanh nghiệp tránh được việc phá sản hoặc làm thiệt hại tới doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp cần tận dụng các điểm mạnh của mình để tốn ít nguồn tiềm lực hơn. Còn với bản thân, bạn hãy dựa vào những điểm mạnh của mình để khắc phục dần các thách thức, giúp bản thân tự tin hơn.
Chiến lược W – T
Chiến lược W – T là chiến lược dùng để khắc phục các điểm yếu và hạn chế rủi ro trong kinh doanh cũng như bản thân. Thông thường rủi ro sẽ đánh trực tiếp vào nhược điểm của bản thân. Nên bạn cần phải thực hiện song song hai nhiệm vụ là vừa khắc phục nhược điểm, vừa dự báo được các thách thức có thể xảy ra. Bằng cách này, bạn có thể tránh được rủi ro tấn công trực tiếp vào nhược điểm.
Ví dụ bài SWOT mẫu về bản thân dành cho sinh viên
Để bạn có thể nhìn nhận bản thân một cách chân thực hơn, bạn hãy dựa vào bài SWOT mẫu về bản thân cho sinh viên sau.
Đặt trường hợp: Một bạn đang là sinh viên chuyên ngành quản lý kinh tế. Mục tiêu của bạn ấy chính là lập nghiệp bằng việc mở công ty riêng trong lĩnh vực in 3D. Cùng với đó là công tác với các nhà thiết kế. Thế nên bạn ấy đã tiến hành phân tích SWOT về bản thân:
Điểm mạnh:
- Bạn ấy có khả năng thiết kế và thông thạo từ vựng kỹ thuật.
- Bạn ấy có tư duy chiến lược nổi trội.
Điểm yếu:
- Bạn ấy thiếu kiến thức về thị trường.
- Bạn ấy có thiếu kỹ năng bán hàng và tiếp thị.
Cơ hội:
- Bạn ấy có thể nhìn nhận vấn đề từ khía cạnh mới mẻ. Bằng cách này sẽ giúp cho mục tiêu kinh doanh khác biệt.
- Bạn ấy nhận được nhiều sự hỗ trợ từ người thân.
Thách thức:
- Tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến với nền kinh tế. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp chậm phát triển và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh.
- Các đối thủ tạo ra sản phẩm chất lượng hơn.
- Ngành nghề cần có sự nâng cấp và đổi mới liên tục.
Một số câu hỏi thường gặp về mô hình SWOT của bản thân
Khi thực hiện phân tích dựa theo bài SWOT mẫu về bản thân, bạn sẽ không tránh khỏi một số thắc mắc thường gặp như sau:
Khi nào cần tiến hành phân tích SWOT bản thân?
Việc tiến hành phân tích bài SWOT mẫu về bản thân sẽ phát huy hiệu quả khi bạn biết sử dụng vào các trường hợp đúng đắn. Khi bạn cần đưa ra quyết định quan trọng, có ảnh hưởng đến tương lai thì hãy tiến hành phân tích SWOT bản thân. Hoặc đôi khi, bạn muốn hiểu rõ bản thân hơn để phát triển hơn trong tương lai thì việc phân tích SWOT cũng rất phù hợp.
Làm cách nào có thể tận dụng kết quả phân tích SWOT của mình?
Sau khi đã tiến hành phân tích bài SWOT mẫu về bản thân, có một số hành động trong từng phần mà bạn cần thực hiện. Tất nhiên, bạn cần tận dụng điểm mạnh và cơ hội để mang lại lợi ích cho sự phát triển của bản thân.
Ngược lại, bạn cần tìm cách khắc phục điểm yếu và nhanh nhất một cách có thể. Dựa vào bảng SWOT, bản có thể xác định được điều nào cần thực hiện ngay. Điều đó có cần lên kế hoạch hay không? Bạn cần thiết lập thời gian hợp lý để đo lường và kiểm soát chất lượng hành động hiệu quả hơn.
Lời Kết
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến bài SWOT mẫu về bản thân. Bằng phương thức này, bạn có thể nhìn nhận bản thân được rõ nét hơn. Từ đó, bạn sẽ hiểu được những ưu, nhược điểm, cơ hội và thách thức của bạn thân. Hy vọng bạn sẽ đưa ra được những hành động đúng đắn, hoàn thiện và phát triển bản thân hơn.