Google index là gì? Những điều có thể bạn chưa biết!

Google index là gì? Những điều có thể bạn chưa biết!

Tại sao website của tôi lại index chậm đến thế? Đây có lẽ là câu hỏi chung mà các bạn trẻ SEOer hầu như gặp phải mỗi ngày.

Có thể bạn đã biết: Google Index chậm đồng nghĩa với việc trang web của bạn sẽ không xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm của Google. Và nếu như không có bất kỳ truy vấn nào liên quan đến website của bạn thì sẽ không có bất kỳ lượt truy cập nào trả về website cả, tương ứng con số traffic bằng không và bạn sẽ không có bất cứ hiệu suất trang web nào khả quan.

Nhiều bạn đã biết, hoặc có thể là học thuộc lòng về thuật ngữ này, tuy nhiên, làm sao để xử lý những trường hợp này là một vấn đề nan giải mà chúng ta cứ phải đau đầu mãi thôi!

Google Index là gì?

Index được hiểu là việc lập chỉ mục cho website – là quá trình thu thập dữ liệu website trên Internet, sau đó đánh giá và lưu trữ lại trên cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm.

Google Index là hành động thu thập thông tin, phân tích dữ liệu mà Google thực hiện đối với một số trang web trên Internet, sau đó cho phép hiển thị chúng trên các trang kết quả tìm kiếm.

Google Index là gì?
Google Index là gì?

Nếu như bạn search một nội dung nào đó, hoặc theo cú pháp site:[đường link trang web] mà không thấy sự xuất hiện của chúng trên trang tìm kiếm thì khả năng website của bạn đang không được Google cho phép hiển thị với người dùng rồi đấy!

Khi người dùng truy vấn bất kỳ thông tin nào có liên quan đến trang web của bạn, cơ sở dữ liệu sẽ truy xuất và trả về kết quả là những dữ liệu của website đã được lập chỉ mục trước đó.

Mục đích của việc lập chỉ mục là nhằm xác thực sự tồn tại của nội dung đó trên website. Chỉ khi được xác thực là có tồn tại, nội dung của website đó mới hiển thị trên công cụ tìm kiếm của người dùng. Hay nói cách khác, khi website của bạn được lập chỉ mục (index) thì người dùng mới thấy nội dung của bạn trên trang tìm kiếm.

Tuy nhiên, không phải cái gì được đăng tải trên website đều sẽ được lập chỉ mục. Bạn có thể mất hàng tá thời gian để chờ đợi được lập chỉ mục nếu không sử dụng đến những công cụ hỗ trợ index nhanh.

Nếu là một trang báo điện tử chuyên cung cấp những thông tin mới mỗi ngày thì việc lập chỉ mục chậm chính là một thảm họa lớn đấy!

Chính vì vậy, việc hiểu rõ khái niệm google index và biết cách làm sao để tối ưu hóa được điều đó chính là vấn đề mà SEOer và các doanh nghiệp đều quan tâm.

Cách kiểm tra xem website của bạn đã được Google Index hay chưa?

Thông thường, việc check xem website của mình có được lập chỉ mục hay chưa rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Truy cập vào Google.

Bước 2: Nhập vào thanh tìm kiếm của Google Search theo cú pháp: site:(domain của website)

Ví dụ: Chẳng hạn như mình muốn kiểm tra xem PAGE1 SEO AGENCY đã được Google Index như thế nào rồi, mình sẽ gõ theo cú pháp sau: site:page1.vn

Nếu kết quả tìm kiếm trả về là rỗng, tức là bạn chưa được Google lập chỉ mục trang, và khi đó bạn sẽ phải tìm cách để khắc phục hoặc yêu cầu lập chỉ mục lại một lần nữa.

Cách kiểm tra xem website của bạn đã được Google Index hay chưa?
Tìm kiếm chỉ mục của page1.vn trên Google Search

Hướng dẫn cách lập chỉ mục website trên Google nhanh chóng

Khi website của bạn đã được xây dựng hoàn chỉnh thì việc tiếp theo mà bạn nên làm chính là gửi đề nghị lập chỉ mục cho website thông qua hệ thống quản trị website Google Seach Console.

Lập chỉ mục cho các URL riêng lẻ

Bước 1: Truy cập vào Google Search Console, dán URL mà bạn muốn lập chỉ mục vào thanh tìm kiếm trên cùng, sau đó nhấn nút nhập.

Bước 2: Lúc này, hệ thống sẽ hiển thị tình trạng của URL bạn vừa nhập vào. Nếu trang của bạn chưa được lập chỉ mục, bạn có thể chọn “Yêu cầu lập chỉ mục” để Google bắt đầu xét duyệt.

Bước 3: Sau khi hoàn thành bước này, bạn có thể thấy thông báo được bật lên và xác nhận bạn đã gửi đề xuất thành công và được thêm vào hàng đợi để thu thập dữ liệu website. Việc lập chỉ mục có thể kéo dài trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần.

Hướng dẫn cách lập chỉ mục website trên Google nhanh chóng
Hướng dẫn cách lập chỉ mục website

Lập chỉ mục cho sitemap (gửi sitemap)

Sitemap là một danh sách chứa tất cả những nội dung và dữ liệu trên trang web của bạn dưới định dạng tệp .xml, đóng vai trò như một bản đồ cho website nhằm điều hướng Googlebot rà soát thông tin trên website của bạn. Việc gửi sitemap cho Google lập chỉ mục là cách giúp cho website bạn được thu thập và lập chỉ mục dễ dàng và hiệu quả hơn.

Để có thể gửi sitemap cho Google, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào Google Search Console, chọn “Sơ đồ trang web” và dán URL của bạn vào phần “Thêm sơ đồ trang web mới”.

Bước 2: Sau khi gửi, Googlebot sẽ tiến hành kiểm tra website của bạn và tiến hành thu thập các dữ liệu được liệt kê trên sitemap.

Làm sao tối ưu website để được Google index?

Như chúng ta đã biết, Googlebot sẽ hoạt động theo hình thức link to link. Vì vậy, trong bài viết của bạn cần xuất hiện các anchor text nhằm điều hướng Googlebot về những bài viết khác trên website. Đó là lý do xuất hiện khái niệm internal link và external link, Googlebot sẽ truy cập vào từng đường link của bài viết để bắt đầu rà soát dữ liệu của trang web bạn.

Xây dựng liên kết nội bộ chặt chẽ

Mỗi một bài viết xuất hiện trên website đều sẽ được mặc định lập chỉ mục bởi những Googlebot và chúng sẽ theo dõi website của bạn theo một chu kỳ nhất định. Khi có những cập nhật đường link mới, bot sẽ một lần nữa truy cập vào bài viết của bạn để tiến hành crawling lại bài viết đó.

Làm sao tối ưu website để được Google index?

Chính vì vậy, bạn nên ưu tiên đi những đường link mạnh, có lượng truy cập cao để Google đánh dấu và thu giữ thông tin của những trang này nhanh hơn là những trang ít được công chúng quan tâm.

Xây dựng liên kết nội bộ như một chiếc vòng khép kín chặt chẽ giữa các bài viết với nhau, và chúng có liên hệ xoay vòng. Chính vì điều này, bạn nên phát huy tính năng này và tận dụng tối ưu trong việc liên kết các bài viết với nhau bằng cách đặt những đường link chéo để chúng liên hệ mật thiết với nhau hơn.

Tránh để tình trạng các đường link nội bộ của bạn bị trống nội dung hoặc đường link bị lỗi không truy cập được, điều này rất dễ dẫn đến tình trạng khi Googlebot quét trang sẽ nhận ra và loại đường link khỏi công việc của nó.

Xóa mã crawl block trong tệp robots.txt

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc vì sao Google không lập chỉ mục cho trang web của bạn thì đây có thể là lý do khiến bạn “đau đầu” bao lâu nay.

Có thể là do trong tệp robots.txt có chứa đoạn mã chặn Google. Để kiểm tra vấn đề này, bạn hãy truy cập vào [domain của bạn].com/robots.txt và tìm một trong hai đoạn mã sau:

user-agent: Googlebot2. Disallow: /

user-agent: *. Disallow: /

Hai đoạn mã này đều có nhiệm vụ báo cho Googlebot biết rằng chúng sẽ không được phép thu thập dữ liệu của bất kỳ trang nào trên website của bạn. Thế nên, bạn chỉ cần xóa chúng đi là có thể cho Google index được.

Làm sao tối ưu website để được Google index?

Xóa thẻ noindex giả mạo

Có một điều mà các bạn bỏ quên đó chính là một khi đã đề nghị noindex thì Google sẽ mặc định không lập chỉ mục cho trang web của bạn. Việc này chỉ có một mục đích duy nhất chính là trong trường hợp bạn muốn trang web của mình được để ở chế độ riêng tư. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp là một số trang của bạn xuất hiện tình trạng thẻ noindex giả mạo. Việc của bạn là phải xóa chúng ngay.

Lập chỉ mục tự động bằng Google Indexing API

Google Indexing API cho phép các chủ sở hữu trang web được quyền thông báo trực tiếp đến Google khi có sự thay đổi với trang web của mình. Chẳng hạn như xóa trang hoặc thay đổi nội dung.

Điều này cho phép Google lên lịch thu thập lại dữ liệu của trang web, nhờ vậy có thể dễ dàng thu về lượng truy cập chất lượng từ người dùng. Hiện tại, API Lập chỉ mục chỉ có thể dùng để thu thập dữ liệu các trang có loại dữ liệu có cấu trúc JobPosting hoặc BroadcastEvent nhúng trong VideoObject.

Dưới đây là một số thao tác bạn có thể làm với Google Index API:

  • Cập nhật URL: Thông báo cho Google về một URL mới cần thu thập dữ liệu hoặc nội dung tại một URL đã gửi trước đó đã được cập nhật.
  • Xoá URL: Sau khi bạn xoá một trang khỏi máy chủ của mình, hãy thông báo cho Google để chúng tôi có thể xoá trang đó khỏi chỉ mục và không cố gắng thu thập lại dữ liệu từ URL đó.
  • Xem trạng thái của yêu cầu: Kiểm tra thời điểm gần đây nhất Google nhận được từng loại thông báo cho một URL nhất định.
  • Gửi yêu cầu lập chỉ mục hàng loạt: Giảm số lượng kết nối HTTP mà ứng dụng của bạn phải thực hiện bằng cách kết hợp tối đa 100 lệnh gọi vào một yêu cầu HTTP.

Đối với các trang web có nhiều trang chỉ tồn tại trong thời gian ngắn như tin tuyển dụng hoặc video phát trực tiếp, Google Index API sẽ giúp nội dung trong kết quả tìm kiếm luôn được cập nhật vì chúng cho phép thông báo về từng nội dung cập nhật riêng lẻ.

Cập nhật nội dung mới với lịch trình đều đặn

Việc thường xuyên đăng bài và cập nhật những nội dung mới sẽ khiến cho Googlebot có thói quen ghé thăm trang web của bạn nhiều hơn. Vì vậy, hãy xây dựng nội dung theo cấu trúc chuẩn SEO trên website của bạn. Đối với những trang web ít hoạt động, Googlebot sẽ hiếm khi rà soát thông tin, vì vậy sẽ hạn chế lập chỉ mục cho những trang web này.

Nếu website của bạn còn mới, hãy siêng đăng bài mỗi ngày với tần suất đều đặn, tránh để trống một ngày không đăng gì. Để đảm bảo việc đăng bài được thực hiện đều đặn, hãy lên lịch cho bài viết của mình. Bạn có thể sử dụng tính năng lên lịch bài viết của nền tảng WordPress để thiết lập thời gian đăng tải bài viết trong tương lai.

Google index chậm ảnh hưởng như nào đến website?

Nếu bạn còn đang thắc mắc tầm quan trọng của việc lập chỉ mục Google như thế nào thì hãy xem qua những gạch đầu dòng dưới đây để hiểu việc Google index chậm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến website nhé.

Dễ bị đối thủ copy nội dung

Bài viết đăng tải trên website của bạn đôi khi chưa được lập chỉ mục sẽ không thể hiển thị trên trang hệ thống dữ liệu của Google, vì vậy một số đối thủ có thể lợi dụng khe hở này để ăn cắp nội dung của bạn và giành quyền index trước. Nếu vô tình website của đối thủ được lập chỉ mục trước bạn, Google sẽ cho rằng bạn chính là kẻ ăn cắp nội dung.

Do đó, việc để Google index càng lâu thì nội dung của bạn sẽ càng đối mặt với nguy cơ bị ăn cắp bất cứ lúc nào, và chẳng may bạn lại trở thành “kẻ ăn cắp” mà chẳng hiểu tại sao. Vậy nên các SEOer luôn cố gắng tối ưu làm sao để Google index nhanh nhất có thể.

Google index chậm ảnh hưởng như nào đến website?

Tiến độ chậm 

Đôi khi muốn đăng một bài tin tức mới hay những nội dung “hot-trend” ngay tại thời điểm đó, mà bạn lại gặp phải tình trạng google index chậm dẫn đến quá trình SEO của bạn bị trì hoãn thì quả là không thể nào chấp nhận được đúng không? Đây có thể là mối hiểm họa khiến bạn bị đối thủ bỏ xa ngàn dặm cũng không chừng! Đôi khi, Google index chậm còn khiến website của bạn bị đánh giá thấp, chất lượng kém so với đối thủ nữa.

Kết luận

Trên đây là bài viết về các khái niệm Google Index, cũng như các “típ” nhỏ giúp các SEOer mới vào nghề có thể biết cách để tối ưu hóa hệ thống lập chỉ mục trang của Google như thế nào cho chuẩn. Hy vọng các bạn sẽ tìm được những nội dung bổ ích và áp dụng chúng thành công!