Làm sao áp dụng quy trình 8 BƯỚC bán hàng hiệu quả nhất?
Nội dung chính
Trong kinh doanh, có rất nhiều cách bán hàng đa dạng, tuy nhiên quy trình 8 bước bán hàng hiệu quả luôn được rất nhiều doanh nghiệp tin cậy và áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn quy trình 8 bước bán hàng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
Quy trình 8 bước bán hàng là gì?
Quy trình bán hàng là tập hợp các nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh mà một doanh nghiệp hoạch định để thực hiện nhằm thu hút, tiếp cận và bán sản phẩm/dịch vụ của họ cho khách hàng. Thông qua các bước cụ thể trong quy trình bán hàng, nhân viên kinh doanh sẽ được củng cố niềm tin, sự nỗ lực để đạt hiệu quả cao.
Việc xây dựng một quy trình bán hàng rất phổ biến và được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau như: chăm sóc khách hàng, tiếp thị, môi giới, bất động sản,…
Đối với quy trình 8 bước bán hàng, các bước thực hiện sẽ bao gồm những nhiệm vụ như tiếp thị, tư vấn và bán sản phẩm. Tất cả đều cần được chú trọng và phải thực hiện theo đúng các bước đã đề ra để đạt hiệu quả cao.
Tại sao quy trình 8 bước bán hàng lại quan trọng?
Trước khi tiến hành bất cứ một công việc gì, ban lãnh đạo sẽ luôn phải đặt ra mục tiêu, chiến lược và các bước hoạt động cho từng bộ phận. Đối với kinh doanh bán hàng cũng vậy, khi lên kế hoạch cho quy trình 8 bước bán hàng, nhân viên kinh doanh sẽ rất dễ dàng trong việc nắm bắt nhiệm vụ, các công việc cần làm và bộ phận quản lý cũng sẽ dễ dàng quản lý, theo dõi và đánh giá hơn.
Quy trình 8 bước bán hàng hiện nay được coi là “kim chỉ nam” tối ưu nhất trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa các khoản phí và nâng cao cơ hội tiếp cận đối tượng mục tiêu. Bên cạnh đó, quy trình 8 bước bán hàng còn giúp củng cố được hoạt động chăm sóc khách hàng hiện tại rất hiệu quả.
Đối với mỗi doanh nghiệp, làm việc theo quy trình cụ thể luôn mang lại thành công nhất định, đây là cách giúp cho các doanh nghiệp vận hành các hoạt động vô cùng hiệu quả.
Thiết lập quy trình 8 bước bán hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được cách xây dựng & phát triển chiến lược kinh doanh một cách tổng quát nhất. Ngoài ra, quy trình 8 bước bán hàng còn giúp doanh nghiệp nhìn ra những khuyết điểm, đưa ra giải pháp nhanh chóng nhằm cải thiện được năng suất bán hàng trong kinh doanh.
Chi tiết quy trình 8 bước bán hàng trong tiếp thị kinh doanh
Quy trình 8 bước bán hàng chắc hẳn không còn xa lạ đối với chúng ta đặc biệt là những nhân viên kinh doanh. Sau đây, chúng ta cùng đi vào từng bước cụ thể để hiểu hơn về 8 hoạt động này là gì nhé.
Lập danh sách tệp khách hàng tiềm năng
Việc xây dựng danh sách tệp khách hàng tiềm năng là một bước rất quan trọng trong quy trình 8 bước bán hàng của doanh nghiệp. Trong kinh doanh hiện nay, có rất nhiều cách thức để bạn lập ra được nguồn khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp. Tùy vào mục tiêu kinh doanh, bạn có thể tìm kiếm và nghiên cứu các nguồn dữ liệu khác nhau.
- Sử dụng dữ liệu khách hàng hiện có: Phân tích dữ liệu khách hàng có sẵn để tìm ra những đối tượng phù hợp cho sản phẩm bạn kinh doanh.
- Tìm kiếm qua các trang trực tuyến: Bạn có thể sử dụng những kênh quảng cáo sản phẩm online để tìm kiếm thêm khách hàng mới hoặc mở rộng tệp khách hàng của mình. Hiện nay, quảng cáo đang rất phổ biến, vì vậy các bạn nên tận dụng cơ hội này.
- Những mối quan hệ: Bạn có thể tận dụng các mối quan hệ cá nhân, tập thể từ doanh nghiệp của mình, các đối tác làm việc hoặc người thân xung quanh bạn để kết nối tệp khách hàng cho mình.
- Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu: Sử dụng các công cụ phân tích khách hàng để tìm kiếm khách hàng qua các trang mạng xã hội, từ đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, bạn cần xây dựng chiến lược khách hàng hợp lý.
Tiếp cận tệp khách hàng đã xác định
Đây là lần đầu tiên mà một nhân viên kinh doanh sẽ được tiếp xúc với khách hàng mình. Vì vậy, hãy coi đây là cơ hội để bạn xây dựng mối quan hệ bền vững với họ.
- Bạn có thể tiếp cận họ thông qua giới thiệu doanh nghiệp, bản thân mình
- Tiếp cận thông qua việc cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm, để khách hàng cảm nhận được chất lượng của sản phẩm là như thế nào
- Bắt đầu xây dựng mối quan hệ gắn kết với khách hàng. Gợi ý cho khách hàng dùng sản phẩm của mình, gửi tư liệu tham khảo về sản phẩm đến khách hàng.
- Chủ động nói chuyện, lắng nghe những góp ý của khách hàng.
Xây dựng mối quan hệ khách hàng
Xây dựng mối quan hệ là một bước quan trọng trong quy trình 8 bước bán hàng. Trước khi bắt đầu trò chuyện với khách hàng, bạn cần biết cách xây dựng kịch bản tư vấn khách hàng chỉnh chu. Nhân viên kinh doanh cần xác định trước mục tiêu mình cần đạt khi đến gặp khách hàng là gì.
Mục tiêu đó có thể là tạo sự chú ý cho khách hàng hay xua tan nghi ngờ và tạo niềm tin về giá trị sản phẩm cũng như phát triển hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Vì vậy, người bán hàng nên có lời mở đầu cuốn hút để tạo thiện cảm.
Chủ đề dẫn dắt câu chuyện cần đa dạng để khơi gợi được sự thích thú, đánh trúng tâm lý khách hàng. Quan trọng nhất là phải phù hợp với đối tượng khách hàng và không nên liên quan đến chính trị, tôn giáo.
Đọc thêm: Làm sao để xây dựng chiến lược kinh doanh online hiệu quả nhất?
Chứng minh giá trị của sản phẩm
Việc thiết lập bản demo sản phẩm sẵn mang đến cho bạn cơ hội thể hiện giải pháp của mình là đúng đắn với khách hàng. Cho dù dưới bất kỳ hình thức nói chuyện nào, trực tiếp hay trực tuyến thì việc nghiên cứu và chuẩn bị chính là chìa khóa để mang đến màn giới thiệu giải pháp thành công.
Nếu có thể, bạn hãy cá nhân hóa bản demo sản phẩm của mình sao cho phù hợp với nhu cầu trước mắt của khách hàng. Họ sẽ nhận thấy đây chính là sản phẩm mang đến cho họ những lợi ích tốt đẹp.
Công đoạn định hình sản phẩm như một giải pháp cho vấn đề mà khách hàng tiềm năng hoặc doanh nghiệp của họ đang gặp phải – và giúp họ hiểu họ sẽ bỏ lỡ những gì nếu không mua.
Giải quyết các phản đối
Ngay cả khi bạn đã thương thảo và đưa ra những giải pháp và lợi ích tuyệt vời giải quyết cho vấn đề của khách hàng, họ vẫn có thể tồn tại một vài điều cần được làm rõ trước khi cam kết mua hàng.
Tuy nhiên, đây không phải là một điều tệ!
Hãy biết lắng nghe những phản đối bán hàng của khách hàng tiềm năng. Đây là yếu tố mở ra cho bạn cơ hội để hiểu quan điểm của khách hàng và điều chỉnh lại mục tiêu bán hàng phù hợp.
Khi giải quyết những phản đối của khách hàng, bạn nên cố gắng xác định và đưa ra giải pháp cho mọi lo ngại phát sinh về sản phẩm. Nhắc lại về các khuyến mãi có thời hạn nếu họ không mua sản phẩm của bạn (áp dụng nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội tốt).
Hãy trả lời bất kỳ câu hỏi nào của khách hàng tiềm năng về giải pháp, thương hiệu và giá cả của bạn.
Chốt đơn
Sau khi đã giải quyết được mối quan tâm chính của khách hàng tiềm năng, vạch đích của bạn đang ở trong tầm mắt! Bạn gần như đã sẵn sàng để kết nối và “chốt đơn” với họ rồi!
Mẹo để tăng tỷ lệ thắng đã đóng của bạn bao gồm:
- Trình bày các ưu đãi trong thời gian nhất định (như giảm giá trong một ngày, giảm giá cho người mua lần đầu)
- Giới hạn số lượng lựa chọn có sẵn để ngăn chặn tình trạng kéo dài quyết định của khách hàng.
- Đặt câu hỏi giúp khách hàng tiềm năng nhận ra rằng họ sẵn sàng mua hàng hơn họ nghĩ lúc đầu.
Xử lý từ chối
Xử lý từ chối cũng là bước quan trọng trong quy trình 8 bước bán hàng. Trong rất nhiều cuộc đàm phán, khách hàng hoàn toàn có thể từ chối mua hàng của bạn chỉ vì một lý do nào đó.
Việc bạn cần làm lúc này là phải bình tĩnh, vượt qua sự e ngại, thiếu tự tin. Hãy tập trung hơn vào khách hàng, lắng nghe họ để thấu hiểu và dễ dàng tìm cách giải quyết.
Đặc biệt bạn cần đồng cảm với họ, hãy nói với khách hàng rằng bạn hiểu câu chuyện của họ và đây là tình huống thường gặp trong kinh doanh. Bạn cũng nên đưa thêm lợi ích thiết thực mà khách đang quan tâm để họ có suy nghĩ khác.
Ngoài ra, việc giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng cũng là điều không nên bỏ qua, tiếp tục chăm sóc vì họ có thể mua hàng hóa, dịch vụ của bạn trong tương lai.
Chăm sóc khách hàng sau bán
Có rất nhiều suy nghĩ cho rằng sau khi khách hàng chốt đơn và thanh toán thành công là chúng ta đã hoàn tất được quy trình bán hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là khái niệm sai lầm khiến nhiều bạn thất bại trong việc giữ mối quan hệ với khách hàng. Quan trọng nhất chính là việc chăm sóc hậu mua sản phẩm là như thế nào.
Chính vì vậy, sau khi khách hàng thanh toán xong sản phẩm, nhân viên kinh doanh cần phải liên lạc để hỏi thăm về sự hài lòng của họ về sản phẩm; hoặc những khó khăn, vướng mắc mà khách hàng đang gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm. Hãy xây dựng kịch bản chăm sóc khách hàng để dễ dàng nói chuyện với khách hàng.
Đây là một công việc giúp thắt chặt mối quan hệ lâu dài với khách, tăng tỷ lệ họ mua hàng lần sau hoặc biến họ trở thành kênh PR miễn phí cho doanh nghiệp.
Cần nhớ rằng, chi phí đầu tư cho khách hàng cũ luôn thấp hơn việc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng mới, trong khi đó doanh thu mà khách cũ mang lại sẽ cao hơn nhiều.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc chi tiết quy trình 8 bước bán hàng giúp bạn dễ dàng hơn trong các hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
Việc xây dựng quy trình bán hàng cụ thể, phù hợp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự hiệu quả của hoạt động bán hàng, tăng tỷ lệ thành công và mang về mức lợi nhuận mục tiêu cho doanh nghiệp.
Do đó bạn nên tìm hiểu từng bước trong quy trình và ứng dụng vào hoạt động bán hàng của công ty để có được hiệu quả cao.