Modern Trade là gì? Nghệ thuật trưng bày sản phẩm trong MT
Nội dung chính
Modern Trade (MT) hay còn gọi là thương mại hiện đại đã, đang là một thuật ngữ rất phổ biến trong ngành Marketing và kinh doanh hiện nay. Vậy Modern Trade là gì? Nghệ thuật trưng bày sản phẩm trong Modern Trade được thể hiện như thế nào? Hãy cùng tôi khám phá trong bài viết này nhé.
Modern Trade là gì?
Hãy cùng khám phá Modern Trade (MT) – mô hình bán lẻ hiện đại đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam và nghệ thuật sắp xếp trưng bày sản phẩm để thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
1. Modern Trade là gì?
Modern Trade hay thương mại hiện đại được hiểu là một cách tiếp cận tiên tiến trong ngành phân phối và bán lẻ. Kết hợp với các phương pháp quản lý tiên tiến, công nghệ và hệ thống hậu cần hiệu quả. Nó bao gồm các hình thức bán lẻ hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi.
Mục tiêu của Modern Trade chính là nâng cao trải nghiệm mua sắm cho người dùng bằng các nghệ thuật trưng bày sản phẩm. Để đảm bảo được điều đó thì đa số các cơ sở Modern Trade đều có bố cục rộng rãi, các kệ chứa hàng được sắp xếp một cách hợp lý nhất và không thể thiếu những màn hình hay hình ảnh quảng cáo hấp dẫn.
Trong Modern Trade, các hoạt động thường được công nghệ hoá. Như quét mã vạch, quản lý hàng tồn kho bằng hệ thống tự động, thanh toán bằng các loại thẻ,…
2. Vai trò của Modern Trade đối với Marketing và kinh doanh
Kênh Modern Trade đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực Marketing và kinh doanh hiện nay. Trong đó có thể kể đến một vài vai trò chủ chốt như sau:
- Giúp doanh nghiệp cải thiện các kênh phân phối hiệu quả: Với mạng lưới các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi có độ phủ sóng rộng, Modern Trade giúp doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được cơ sở khách hàng lớn hơn rất nhiều. Điều đó giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hiệu quả của các kênh phân phối.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tiếp cận và mở rộng thị trường: Các kênh Modern Trade thường có sự hiện diện tại các khu đô thị, khu đông dân cư. Điều đó đồng nghĩa rằng các doanh nghiệp sẽ có cơ hội thâm nhập vào thị trường mới, nhắm tới phân khúc khách hàng rộng lớn hơn. Từ đó có thể tiếp cận và mở rộng thị trường.
- Giúp nâng cao trải nghiệm cho người tiêu dùng: Với hệ thống các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi nằm ở những vị trí thuận tiện, được tổ chức một cách bài bản và đa dạng các mặt hàng. Modern Trade sẽ mang đến cho người dùng những trải nghiệm mua sắm không giới hạn. Điều đó giúp tăng cường niềm tin và sự trung thành của khách hàng, góp phần tăng tỷ lệ mua hàng lặp lại.
- Tạo cơ hội lớn để doanh nghiệp có thể tăng cường hiển thị, quảng bá thương hiệu: Các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi, thường phân bố các không gian kệ chuyên dụng và trưng bày một cách nổi bật cho các sản phẩm. Điều đó giúp các sản phẩm tăng khả năng hiển thị với người dùng. Ngoài ra, kênh Modern Trade còn cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho hoạt động quảng cáo, như gói sản phẩm, khuyến mãi hay ưu đãi của đối tác. Điều này giúp tăng nhận thức về thương hiệu và góp phần đáng kể vào mục tiêu tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
3. Điểm khác biệt giữa Traditional Trade và Modern Trade là gì?
Về cơ bản Traditional Trade (Thương mại truyền thống) và Modern Trade (Thương mại hiện đại) đều đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực Marketing và kinh doanh, nhưng chúng có những khía cạnh và ảnh hưởng riêng biệt như sau:
Tiêu chí | Modern Trade | Traditional Trade |
Hồ sơ | Chuỗi nhiều địa điểm được thực hiện điều hành bởi một nhóm quản lý được đào tạo. | Phần lớn là cửa hàng do một chủ, gia đình điều hành. |
Người ra quyết định | Quy trình ra quyết định đòi hỏi cần thời gian.
Có trụ sở chính và nhiều chi nhánh riêng lẻ. |
Một hoặc hai người đưa quyết định (Chủ sở hữu hoặc người quản lý). |
Mối quan hệ với khách hàng | Có sự hạn chế. | Tập trung vào mối quan hệ giữa cá nhân giữa khách hàng, nhà bán lẻ. |
Nhu cầu | Nhu cầu nhất quán. | Nhu cầu theo mùa vụ. |
Cơ sở khách hàng | Cơ sở khách hàng lớn, có thể lên đến hàng nghìn khách hàng. | Phục vụ khu vực lân cận và địa phương. |
Phạm vi sản phẩm | Đa dạng | Giới hạn sản phẩm |
Tính kinh tế theo quy mô | Nhà bán lẻ có thể chịu mức giá thấp để bán được sản phẩm. | Sản phẩm được giao dịch theo giá bán lẻ tối đa. |
Hết hàng | Ít khi xảy ra | Thường xuyên xảy ra |
Khuyến mãi | Cung cấp chương trình khuyến mãi đang diễn ra.
Chương trình xúc tiến diễn ra tập trung, thống nhất. |
Phụ thuộc vào sản phẩm cung cấp.
Đàm phán chương trình khuyến mãi với chủ sở hữu hoặc quản lý. |
Vị trí | Diễn ra tại khu vực đông đúc. | Tất cả khu vực có thể từ nhỏ đến lớn. |
Dòng tài chính | Nhiều hình thức thanh toán.
Chu kỳ tín dụng dài. |
Hình thức thanh toán không đa dạng bằng
Chu kỳ tín dụng ngắn. |
Mua sắm | Mua trực tiếp từ nhà sản xuất.
Chủ yếu là mua sắm tập trung. Cung cấp thông tin chi tiết. |
Chủ yếu là mua sắm thông qua trung gian.
Mua hàng cho một cửa hàng. |
Giao hàng | Quy trình rõ ràng. | Linh hoạt thời gian. |
Thời gian thực hiện | Dài hơn nhưng có cấu trúc. | Quản lý dòng tiền ngắn hơn. |
Thiết bị buôn bán | Yêu cầu thiết bị chuyên dụng.
Nhiều điểm sẵn có để trưng bày, quảng cáo. |
Thiết bị tiêu chuẩn.
Không gian hạn chế. |
Tham khảo thêm: Ví dụ về chiến lược kinh doanh: 4 yếu tố hình thành nên chiến lược kinh doanh hiệu quả
Nghệ thuật trưng bày kênh Modern Trade
Hãy cùng tôi nhớ lại một chút về những lần đi mua sắm tại siêu thị hay trung tâm thương mại, để có thể hình dung rõ hơn về nghệ thuật trưng bày sản phẩm tại kênh Modern Trade nhé.
1. Chiến thuật kệ chính (Main Shelf)
Đây là khu vực kệ trưng bày sản phẩm/dịch vụ của các nhà cung cấp trong cùng một ngành hàng. Có khoảng 80% khách hàng sẽ có xu hướng tìm kiếm sản phẩm ở khu vực này.
Chính vì vậy mà kệ chính luôn là nơi các nhãn hàng đều không ngại tiêu tốn công sức và chi phí để đầu tư vào nó. Và khi đã có vị trí tại kệ chính, để nhãn hàng của bạn có thể thu hút được khách hàng thì cần phải có một bố cục trưng bày tuân thủ theo các tiêu chí của mô hình Marketing Mix như sau: Tính hiện diện (Availability), Truyền thông (Communication) và Lợi ích (Offer).
1.1. Tính hiện diện (Availability)
Đây là mức độ xuất hiện của sản phẩm trên các quầy kệ. Trong trường hợp tất cả các yếu tố khác như chất lượng hay thương hiệu sản phẩm…đều như nhau, thì tần xuất xuất hiện của sản phẩm càng cao thì xác suất mua hàng của người tiêu dùng sẽ càng lớn.
Để tăng tính hiện diện, bạn phải luôn luôn đặt sản phẩm ở vị trí dễ dàng tìm thấy, không bị khuất tầm nhìn hay quá tầm với của người mua hàng. Tầm mắt tối ưu nhất đó là chếch khoảng 15 – 30 độ khi nhìn thẳng và tầm với tốt nhất đó là sản phẩm được đặt ở vị trí ngang hông người tiêu dùng.
Theo tâm lý của khách hàng, thì đa số họ sẽ lia mắt tìm sản phẩm theo những khối màu và theo chiều dọc. Vì vậy để tăng sự hiện điện, bạn còn có thể sử dụng phương pháp tạo các dải đồng màu. Ví dụ như các quầy kệ bán các sản phẩm thời trang, họ luôn tận dụng hiệu quả hình thức trưng bày này.
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng các phương thức khác giúp tăng sự hiện diện của sản phẩm đối với khách hàng bằng cách sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng hay bảng chỉ dẫn,…
1.2. Truyền thông (Communication)
Trong quá trình quyết định mua của người tiêu dùng. Thấy sản phẩm thôi là chưa đủ để người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng. Vì thế bạn cần đưa ra được những thông điệp có sức thu hút và tạo cảm giác hứng thú với họ. Và để có một thông điệp hiệu quả bạn cần trả lời được các câu hỏi sau:
- Loại thông điệp nào sẽ thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm của bạn?
- Lý do người tiêu dùng không thích mua sản phẩm là gì?
- Nên sử dụng kênh truyền thông Poster, Banner hay Sticker mới là tốt nhất cho sản phẩm của bạn?
- Bạn cần truyền tải thông điệp gì cho phù hợp và hiệu quả nhất?
1.3. Lợi ích (Offer)
Khi đã có thể thu hút được ánh nhìn của khách hàng và tạo được cảm giác hứng thú của họ đối với sản phẩm. Điều tiếp theo quyết định hành vi mua hàng của họ đó chính là lợi ích mà sản phẩm mang lại cho họ là gì?
Để họ cảm thấy sản phẩm của bạn mang lại nhiều lợi ích cho họ hơn các sản phẩm khác, ngoài vấn đề về chất lượng thì đó chính là giá cả hợp lý và các chương trình ưu đãi. Để làm được điều đó, bạn cần trả lời được các câu hỏi sau:
- Mức giá nào sẽ khiến người tiêu dùng thay đổi hành vi mua hàng của họ?
- Mức giá của bạn so với đối thủ là cao hay thấp?
- Mức giá nào vừa đảm bảo có sự cạnh tranh lại vừa mang lại lợi nhuận cho bạn?
- Mục tiêu của các chương trình khuyến mãi là thu hút khách hàng mới hay củng cố các mối quan hệ với khách hàng cũ?
- Quy trình cụ thể triển khai các chương trình khuyến mãi sẽ ra sao? Thời gian triển khai là như thế nào?
Tham khảo thêm: Chiến lược kinh doanh Tết giúp bạn tăng doanh thu
2. Chiến thuật kệ thứ cấp (Secondary Shelf)
Trong chiến thuật lệ thứ cấp, bạn cần tạo những POSM gây ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng. Để có thể làm được điều đó, cần đáp ứng được 3 tiêu chí sau: Dừng mắt (Stop) – Tương tác (Engage) và Dừng chân (Land).
2.1. Dừng mắt (Stop)
Làm sao để có thể thu hút được ánh mắt của người tiêu dùng và khiến họ mua hàng khi kệ hàng của bạn cách xa họ tới 5 – 10m? Đó chính là mục tiêu chính của chiến thuật kệ thứ cấp.
Khi kệ hàng của bạn ở quá xa tầm nhìn của khách hàng, bạn có thể bắt đầu dẫn dắt sự chú ý của họ bằng những hình khối có kích thước lớn màu sắc sặc sỡ và độc đáo. Chẳng hạn như Chin-su đã thiết kế hình ảnh chai Chin-su to quá khổ với màu đỏ rực rỡ, đặt kế các quầy kệ để hút ánh nhìn của người tiêu dùng.
2.2. Tương tác (Engage)
Khi đã thu hút được ảnh nhìn của khách hàng, họ sẽ tiến lại gần hơn với kệ hàng của bạn và giai đoạn tiếp theo đó chính là làm cho họ cảm thấy hứng thú và tiến lại gần sản phẩm hơn. Để làm được điều đó, bạn cần thực hiện theo các tiêu chí sau:
- Hình ảnh cần mang tính tương tác cao, kết hợp với màu sắc nổi bật và có sự độc đáo.
- Hình ảnh cũng cần thể hiện được các lợi ích và cam kết mà sản phẩm sẽ mang đến cho người tiêu dùng.
2.3. Dừng chân (Land)
Sau khi đã thu hút được ánh nhìn và gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng, bước cuối cùng đó là làm sao để họ mua sản phẩm của bạn. Để đạt được mục tiêu đó, bạn cần đưa ra những thông điệp phù hợp, rõ ràng và súc tích theo định hướng nội dung như sau:
- Tạo cảm giác lợi ích khan hiếm: Ví dụ giảm 15% cho sản phẩm trong khoảng từ 18h – 20h hay mua 1 tặng 1 cho 100 khách hàng đầu tiên.
- Kêu gọi hành động mua hàng mang tính văn hoá phổ thông như: Chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm của Cô gái Hà Lan.
- Thông điệp thể hiện thẩm quyền khả tín, tức là dựa vào sự chứng thực của các chuyên gia, ví dụ như: Một hãng sữa dành cho trẻ thấp còi được chứng nhận bởi các chuyên gia dinh dưỡng.
- Thông điệp thể hiện sự uy tín thông qua thành tích đã đạt được như: “Pepsi 22 năm 1 cam kết chất lượng”
- Thông điệp tạo cảm giác được số đông mọi người đều tin cậy như: “Vinamilk – thương hiệu số 1 Việt Nam“
- Thông điệp cho thấy hình ảnh của tình thân, sự gắn kết, yêu thương như: “Bánh trung thu Kinh Đô tròn vị bánh, sáng mãi chuyện đêm trăng”,
Ngoài ra, bạn còn có thể kết hợp giữa Merchandising & POSM bằng cách thực hiện các hoạt động kích thích giác quan của người tiêu dùng như: phát sản phẩm mẫu hay tận dụng mùi hương…
Tham khảo thêm: Xây dựng chiến lược kinh doanh online hiệu quả
Những điều cần lưu ý khi phát triển kênh Modern Trade là gì?
Khi thực hiện các chiến lược, bạn cần chú trọng đến cách tăng trưởng Modern Trade là gì. Điều này giúp cho doanh nghiệp của bạn thu hút khách hàng và kịp thời điều chỉnh phương thức phù hợp.
1. Tăng tương tác với khách hàng
Khi sử dụng kênh Modern Trade để phân phối hàng hóa, thương hiệu cần chuẩn bị trước chiến thuật cụ thể. Điều này sẽ góp phần đưa sản phẩm tiếp cận với khách nhanh và ấn tượng nhất. Từ đấy giúp hoạt động bán hàng diễn ra hiệu quả và đem lại doanh thu cao cho doanh nghiệp.
2. Hiểu rõ vị thế sản phẩm trên thị phần
Việc hiểu rõ vị trí của sản phẩm trên thị trường là một yếu tố cực kỳ quan trọng khi tìm hiểu Modern Trade là gì. Bởi vì lúc ấy đơn vị mới có được những chiến lược bán hàng và marketing thích hợp có từng dòng sản phẩm và đạt được doanh thu tối đa.
3. Vận dụng chiến thuật kệ chính một cách hiệu quả
Bạn đang băn khoăn nên vận dụng chiến thuật Modern Trade là gì để hợp lý? Chiến thuật kệ chính là cách tốt nhất giúp sản phẩm gia tăng sự thu hút từ phía khách hàng là được đặt tại kệ chính. Bởi vậy, sử dụng tốt chiến thuật kệ chính sẽ giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với những nhãn hàng khác.
4. Xây dựng và quản lý nhân sự hiệu quả
Việc hiểu rõ Modern Trade là gì sẽ giúp xây dựng và điều hành nhóm nhân sự đang làm việc tại các hệ thống siêu thị tối ưu. Đồng thời đảm bảo lợi nhuận hoạt động bán hàng.
5. Kết hợp với truyền thông số
Trong thời đại khoa học, khách hàng không chỉ “chạm” tới nhãn hiệu qua các kênh offline. Việc kết hợp các kênh digital đã gia tăng trải nghiệm mua sắm gắn kết hơn. Cá nhân hóa giúp doanh nghiệp gây được ấn tượng với người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng được tối ưu hơn.
Kỹ thuật bán hàng hiệu quả trong Modern Trade
MT là môi trường cạnh tranh gay gắt, với nhiều thương hiệu cùng tranh giành sự chú ý của khách hàng. Do đó, việc áp dụng các kỹ thuật bán hàng hiệu quả là vô cùng quan trọng.
1. Quản lý danh mục
Quản lý danh mục là chiến lược sắp xếp sản phẩm hiệu quả trong các cửa hàng Modern Trade. Doanh nghiệp sẽ phân tích sở thích người tiêu dùng, xu hướng thị trường và dữ liệu bán hàng để lựa chọn sản phẩm phù hợp, định giá tối ưu và tối ưu vị trí kệ. Nhờ vậy, doanh thu và lợi nhuận sẽ được gia tăng tối đa.
2. Bán hàng trực tiếp
Chiến lược bán hàng trực tiếp bùng nổ trong môi trường bán lẻ như trưng bày bắt mắt, thu hút; giới thiệu sản phẩm chuyên nghiệp; lấy mẫu, dùng thử miễn phí; khuyến mãi hấp dẫn; vị trí sản phẩm đắc địa; biển báo nổi bật; kỹ thuật bán hàng chuyên nghiệp.
3. Khuyến mãi và giảm giá
Khuyến mãi và giảm giá là “vũ khí” lợi hại trong Modern Trade. Chiến lược này nhằm thu hút khách hàng, tăng doanh số, xây dựng lòng trung thành, đa dạng hình thức, và hiệu quả cao.
Hy vọng thông qua bài viết “Modern Trade là gì? Nghệ thuật trưng bày sản phẩm trong Modern Trade”, bạn có thể hiểu rõ hơn về phương thức Marketing phổ biến này tại các siêu thị hiện nay. Đồng thời có thể điều chỉnh lại gian hàng của mình, để trở nên bắt mắt và phù hợp với khách hàng.