Mô hình C2C – Xu hướng phát triển lý tưởng hàng đầu 4.0
Nội dung chính
Mô hình C2C là “miếng mồi béo bở” đối với các doanh nghiệp muốn trở thành triệu phú trên sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT). Nhiều chuyên gia đánh giá rằng C2C sẽ ngày càng phát triển vì nó mang nhiều lợi ích trong tương lai. Vậy mô hình C2C là gì? Liệu C2C có giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí không? Tất cả thông tin liên quan sẽ được tôi giải đáp tường tận ngay sau đây.
Mô hình C2C – Xu hướng kinh doanh lý tưởng mọi thời đại
Ngày nay, người tiêu dùng không cần tốn phí mặt bằng nhưng vẫn được tham gia vào các hoạt động kinh doanh, marketing thông qua sàn Thương Mại Điện Tử (TMĐT). Đây chính là lý do mô hình C2C được gọi là xu hướng kinh doanh lý tưởng mọi thời đại. Nếu bạn đang phân vân, không biết doanh nghiệp của mình có phù hợp với C2C hay không thì mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Tìm hiểu sơ nét về mô hình C2C
Trước khi tìm hiểu chi tiết về vô hình C2C, bạn cần hiểu mô hình này là gì và sự khác biệt giữa C2C và B2C để vận dụng khi cần thiết.
Mô hình C2C là gì?
C2C là từ viết tắt của customer to customer. Mô hình này được hiểu là mối quan hệ giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng. Như tên gọi của nó, C2C là một mô hình kinh doanh trong đó đại diện của người mua và người bán đều là cá nhân.
Về cơ bản, các giao dịch này đều sẽ thực hiện thông qua bên thứ ba. Đó là sàn thương mại trực tuyến trung gian hoặc các website đấu giá trung gian dưới môi trường mạng.
Đặc điểm của mô hình C2C
Một mô hình C2C sẽ có 3 đặc điểm nổi bật, cụ thể như sau:
- Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh: Vì là mô hình kinh doanh giữa các cá nhân nên khách hàng có thể trao đổi mua bán với nhau. Các cá nhân này không phải là doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm của họ có thể không còn trên thị trường nhưng vẫn nhận được sự quan tâm.
- Tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho người bán: Người bán sẽ nhận được lợi suất tỷ nhuận cao hơn do không có sự tác động từ phía doanh nghiệp sản xuất hoặc nhà bán lẻ.
- Thiếu kiểm soát về chất lượng và thanh toán: Vì không có sự can thiệp từ nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ nên sản phẩm giao dịch sẽ không có sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và khâu thanh toán.
Mô hình C2C hoạt động như thế nào?
Mô hình C2C tượng trưng cho một thị trường, nơi mà khách hàng có thể mua hàng hóa với một khách hàng khác. Họ sẽ giao dịch thông qua nền tảng hoặc doanh nghiệp của bên thứ ba. Mục tiêu chính là khiến quá trình mua bán trở nên dễ dàng hơn.
Các doanh nghiệp khi sử dụng mô hình C2C được đánh giá có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn so với công nghệ thương mại điện tử cùng nền kinh tế. Khi sử dụng mô hình này trong chiến lược kinh doanh online, khách hàng có thể thu lợi nhờ tính đa dạng trong sản phẩm. Đồng thời tìm ra được các mặt hàng mà họ sẽ không thể tìm được tại các nơi khác.
Cùng với đó, khách hàng trên nền tảng tự giao dịch với nhau mà không cần thông qua bất kỳ nhà bán lẻ hoặc bán buôn nào. Vì thế mà tỷ suất lợi nhuận có được cũng cao hơn nữa những nền tảng bán lẻ trực tuyến khác.
Mô hình C2C cũng có tiềm năng rất cao và tăng trưởng cực tốt bởi vì không cần các cửa hàng truyền thống để người bán trưng bày những sản phẩm của khách hàng online và người mua chỉ cần đăng nhập tài khoản rồi mua hàng.
So sánh mô hình C2C và B2C
Mô hình B2C là từ viết tắt của Business to Consumer. Đây là mô hình thương mại giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. B2C là mô hình nói đến quá trình cung ứng sản phẩm/dịch vụ cuối cùng của doanh nghiệp. Và người tiêu dùng là đối tượng người sau cùng tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Sự khác biệt căn bản nhất giữa B2C và C2C chính là những đặc điểm cốt lõi của doanh nghiệp.
Mô hình C2C |
Mô hình B2C |
|
Đặc điểm hoạt động | Người tiêu dùng cùng với người tiêu dùng
Không có sự can thiệp của doanh nghiệp |
Doanh nghiệp cùng với người tiêu dùng |
Hình thức phân phối | Khách hàng trao đổi trực tiếp | Doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng |
Sản phẩm/dịch vụ | Có sự giới hạn | Hàng hóa phong phú, đa dạng cách thức mua và phương thức vận chuyển |
Những nền tảng C2C phổ biến
Ngày nay, nhiều nền tảng thương mại điện tử giúp người mua dễ dàng tìm thấy thứ họ muốn. Từ đó cung cấp cho người bán cơ sở khách hàng tiềm năng. Phần lớn những nền tảng C2C đều kiếm tiền bằng cách tính phí người bán hoặc một khoản hoa hồng nhỏ để đưa các mặt hàng lên kệ của cửa hàng điện tử.
Nền tảng đấu giá
Các trang web đấu giá trực tuyến cho phép người bán liệt kê các mặt hàng của họ với giá thấp nhất. Sau đó cho phép nhiều khách hàng đấu giá mặt hàng đó cho đến khi xác định được người chiến thắng.
Việc đặt giá thầu có thể đẩy giá lên cao hơn so với việc người bán niêm yết một mặt hàng với giá cố định. Và nếu không có sự quan tâm từ nhiều bên khác, người bán đấu giá có thể tìm được một thỏa thuận tốt.
Trao đổi vật phẩm
Có nhiều nền tảng trực tuyến hỗ trợ việc kết nối giữa người mua và người bán muốn trao đổi hàng hóa. Tất cả các món hàng đều có thể thực hiện nên bạn không cần lo lắng về vấn đề này. Từ đồ nội thất cũ đến tác phẩm nghệ thuật,… đều được áp dụng.
Nhiều nền tảng tồn tại dưới dạng trang web và ứng dụng, thậm chí chúng còn cho phép bạn tìm kiếm theo vị trí địa lý để bạn có thể thực hiện giao dịch trực tiếp dễ dàng hơn.
Trao đổi dịch vụ
Bạn cũng có thể sử dụng các trang C2C trực tuyến để mua bán, trao đổi các dịch vụ. Hiện nay có nhiều dịch vụ phổ biến như thuê người huấn luyện chó, dọn dẹp nhà cửa, tìm người thiết kế web một cách đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Cổng thanh toán điện tử
Cổng thanh toán điện tử của mô hình C2C tồn tại để niêm yết hàng hóa và dịch vụ để bán. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán bán hàng C2C trên các nền tảng khác. Các nền tảng này có thể kiếm tiền bằng cách tính phí người dùng chuyển doanh thu vào tài khoản ngân hàng của họ.
Những giá trị mô hình C2C mang lại
Vì mô hình được sử dụng rộng rãi nên các giá trị mà chúng mang lại cũng không hề ít. Để thấu hiểu hơn về các giá trị mà mô hình C2C mang lại, bạn hãy theo dõi các thông tin được chia sẻ dưới đây.
Lợi nhuận cao, chi phí thấp
Việc loại bỏ các bên trung gian như người bán buôn và bán lẻ khỏi giao dịch giúp người bán kiếm được lợi nhuận cao hơn khi bán hàng. Mặt khác người mua nhận được thứ họ cần với giá thấp hơn.
Đăng tin rao bán dễ dàng
Nếu bạn muốn thanh lý các món đồ đã lâu không sử dụng để kiếm thêm một khoản phí thì điều này cực kỳ dễ dàng. Bạn chỉ cần đăng bán lại trên sàn thương mại điện tử C2C.
Điều này có thể giúp bạn tận dụng tối đa giá trị của mặt hàng. Ngoài ra, bạn có thể tự do bán bao nhiêu mặt hàng tùy thích, không giới hạn số lượng. Hoặc các dịch vụ mà bạn có thể cung cấp cũng có thể được giới thiệu trên các nền tảng.
Sản phẩm đa dạng
Mô hình C2C là nơi lý tưởng dành cho những người kinh doanh đồ sưu tầm hiếm hoặc tìm mua và bán các mặt hàng cũ khó tìm thấy với các doanh nghiệp truyền thống.
Thuận lợi cho cả hai bên
Mô hình C2C giúp người tiêu dùng loại bỏ được tương đối nhiều rào cản hơn so với các mô hình kinh doanh khác. Một ví dụ điển hình liên quan đến chi phí điều hành một doanh nghiệp truyền thống là quá cao đối với nhiều người bán. Thậm chí một số còn không muốn coi việc bán hàng là nguồn thu nhập chính của họ.
Đối với người mua, việc tìm kiếm hàng hóa và dịch vụ giá cả phải chăng trong các cửa hàng truyền thống có thể gây khó khăn. Mô hình C2C chính là giải pháp loại bỏ những bất tiện này và giúp công việc kinh doanh của bạn trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Nhược điểm của mô hình C2C
Mặc dù sở hữu nhiều lợi ích nhưng mô hình C2C cũng có các hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:
Quản lý chất lượng không được chặt chẽ
Vì nền tảng hoạt động của C2C không trực tiếp sản xuất và bán hàng nên có không kiểm soát được chất lượng sản phẩm trên trang của mình.
Quá trình thanh toán có thể khó khăn
Không phải tất cả các mô hình C2C nào cũng sở hữu hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng tích hợp. Do đó, các khoản thanh toán có thể phải được thực hiện bằng tiền mặt hoặc một nền tảng thanh toán dựa riêng biệt khác.
Tỷ lệ lừa đảo cao
Vì không có quy định giống như các mô hình kinh doanh truyền thống nên tình trạng lừa đảo trên nền tảng ngày càng nhiều. Người mua cần phải cảnh giác với những người bán yêu cầu phương thức thanh toán không hợp lý. Đồng thời không nên cung cấp thông tin cá nhân để tự bảo vệ mình.
Cách duy nhất của người bán là nhận được khoản thanh toán đầy đủ trước khi giao hàng, tùy thuộc vào yêu cầu xác minh của khách hàng.
Một số mô hình C2C phổ biến tại Việt Nam
Vì sự phổ biến nên mô hình C2C ngày càng xuất hiện nhiều với đa dạng các sàn thương mại điện tử. Những cái tên sau đây sẽ rất quen thuộc với chúng ta đấy!
Tiki
Tiki có lẽ là cái tên không còn xa lạ với những ai thường xuyên mua sách hoặc đồ dùng văn phòng phẩm. Trước đây, Tiki đã triển khai theo mô hình B2C để bảo vệ vấn đề bản quyền cùng như đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nhưng thời gian thời đây, Tiki mở rộng thêm nhiều danh mục nhằm triển khai hoạt động kinh doanh C2C với nhiều hàng hóa hơn: Đồ gia dụng, thiết bị điện tử, hàng hóa thiết yếu,…
Mặc dù vẫn giữ phương châm kinh doanh ban đầu nhưng Tiki vẫn đòi hỏi chặt chẽ về giấy tờ kinh doanh để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời kiểm soát được giá bán không quá chênh lệch với thị trường.
Shopee
Hiện nay, Shopee được đánh giá là sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Nền tảng đã cung cấp nhiều chính sách để hỗ trợ người bán, đồng thời mở rộng gian hàng từ trong và ngoài nước. Mục đích chính vẫn là để người bán lẫn người mua dễ dàng trao đổi và mua sắm.
Bên cạnh đó, Shopee cũng có sự chuyển hướng sang mô hình B2C với các gian hàng Shopee Mall. Đây là các gian hàng chính hãng có sự kiểm soát chặt chẽ hơn, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Nền tảng với nhiều chương trình ưu đãi và giá thành hợp lý, Shopee đã trở thành sự ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng.
Lời kết
Mô hình C2C tuy không phải là mô hình kinh doanh mới mẻ nhưng nó đã và đang trở thành xu hướng kinh doanh trên đà phát triển. Hy vọng với các thông tin trên, bạn sẽ thấu hiểu hơn về mô hình C2C là gì. Từ đó bạn sẽ lựa chọn được phương thức kinh doanh phù hợp với mục tiêu.