Khai phá thông tin về sơ đồ phòng marketing năm 2023
Nội dung chính
Marketing là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng hàng đầu tại các doanh nghiệp. Phòng ban Marketing nhằm đảm nhiệm việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm, tối đa hoá lợi nhuận và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, để hoạt động hiệu quả, công ty cần thiết lập cơ cấu sơ đồ phòng Marketing. Vậy phòng ban Marketing gồm những bộ phận nào? Bao nhiêu người? Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết về từng vị trí của phòng ban Marketing.
Cơ cấu sơ đồ phòng marketing năm 2023
Tuỳ vào quy mô hoạt động và mục đích kinh doanh của từng công ty, bạn mới có thể xác định loại sơ đồ phòng Marketing phù hợp. Tuy nhiên, sơ đồ phòng Marketing cơ bản sẽ bao gồm những vị trí then chốt dưới đây.
Sơ đồ phòng Marketing gồm những vị trí then chốt nào?
Thông thường, phòng ban Marketing là phòng ban đông thành viên nhất. Đây cũng là phòng ban giữ nhiều vị trí then chốt trong việc thúc đẩy hình ảnh và thương hiệu của công ty. Vậy sơ đồ phòng Marketing có những vị trí nào chủ chốt?
Giám đốc Marketing
Vị trí này được xem như người thuyền trưởng lái con tàu Marketing đi đúng hướng để đưa nó cập bến bờ an toàn. Giám đốc Marketing chịu trách nhiệm chỉ đạo tất cả các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Đồng thời, giám đốc còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác như: Ngân sách quản lý và chi tiêu phù hợp cho các chiến dịch thương hiệu.
Bên cạnh đó, “thuyền trưởng” còn phải tính toán xem kế hoạch đặt ra có giá trị như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của bộ phận mà bạn phụ trách.
Trưởng phòng Marketing
Đồng hành nỗ lực bên thuyền trưởng thì thuyền phó – trưởng phòng Marketing cũng chịu trách nhiệm không thua kém. Trưởng phòng Marketing sẽ đảm nhiệm các công việc quan trọng như: Quản lý nhân sự phòng ban, lập kế hoạch, theo dõi và tối ưu hiệu quả cho từng chiến dịch marketing.
Ngoài ra, vị trí trưởng phòng trong sơ đồ phòng Marketing còn phải thực hiện một số nhiệm vụ do giác đốc Marketing giao phó và điều động.
Nhân viên Content Marketing
Content chính là linh hồn của mọi chiến dịch Marketing. Nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ thu hút, thúc đẩy thành vi và chuyển đổi từ người dùng thành khách hàng. Thế nên, vị trí Content Marketing được đánh giá là một trong những ngành nghề hot nhất năm 2023.
Người đảm nhận vị trí này sẽ xử lý các vấn đề liên quan đến nội dung, hình ảnh. Hoặc có thể tạo ra các video có nội dung ấn tượng để thu hút khách hàng mục tiêu nhằm quảng bá, giới thiệu dịch vụ, PR sản phẩm.
Xem thêm: Content là gì?
Nhân viên Digital Marketing
Trong thời đại công nghệ 4.0, Digital Marketing là khái niệm không còn xa lạ với dân Marketer. Người không có kiến thức về marketing số/ tiếp thị số thì sẽ không bao giờ tạo ra chiến dịch Marketing thành công. Vị trí Digital Marketing sẽ đảm nhiệm các công việc trên nền tảng kỹ thuật số của doanh nghiệp như:
- Tối ưu hoá nội dung, hình ảnh cho website và các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,…
- Quản lý lưu lượng truy cập website và thiết lập báo cáo nội bộ.
- Chịu trách nhiệm các lỗi sai liên quan đến nội dung trực tuyến.
Với sự phát triển bùng nổ của các thiết bị công nghệ, việc sở hữu một đội ngũ Digital Marketing giỏi chính là chìa khoá thành công của mọi chiến dịch Marketing tại các doanh nghiệp.
Nhân viên SEO
Bên cạnh vị trí Content Marketing thì Content SEO cũng là vị trí được nhiều công ty chiêu mộ. Người đảm nhận vị trí Content SEO sẽ tham gia xây dựng các hoạt động liên quan đến website của công ty. Điều này mang lại cho doanh nghiệp thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Không những vậy, vai trò này trong sơ đồ phòng Marketing còn mang đến những cơ hội mới như danh sách khách hàng tiềm năng, đơn hàng mới,…
Một nhiệm vụ quan trọng đối với người làm SEO chính là tiến hành nghiên cứu từ khóa dựa trên dữ liệu thu thập được thông qua nghiên cứu khách hàng. Từ đó phát triển các bài viết phù hợp để thu hút khách hàng. Đồng thời gia tăng lượng truy cập tự nhiên, xây dựng chiến dịch SEO lên top.
Designer
Có thể nói, Designer là vị trí then chốt trong sơ đồ phòng Marketing. Bộ phận này sẽ tham gia vào việc kiểm soát chất lượng của tất cả các hình ảnh, video liên quan đến “bộ mặt” công ty. Designer sẽ là ngườ góp phần đưa ra những đánh giá về mức độ hiệu quả của nội dung sáng tạo và hình ảnh đã xuất bản.
Sơ đồ phòng marketing thể hiện các chức năng gì?
Để sơ đồ phòng Marketing được hoạt động hiệu quả, bạn cần thấu hiểu các chức năng của từng bộ phận. Từ đó áp dụng và hoạt động theo đúng định hướng của công ty.
Xây dựng, tiến hành thực hiện các chiến lược marketing
Việc hoạch định “chiến lược marketing” có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh. Đây sẽ là tiền đề thúc đẩy hoạt động kinh doanh, từ đó mang lại doanh thu cao nhất đồng thời hạn chế thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra. Bộ phận marketing chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch marketing và chỉ rõ phương hướng thực hiện kế hoạch. Ngoài ra, họ còn đảm nhận nhiệm vụ đưa sản phẩm và dịch vụ của công ty ra thị trường.
Thiết lập mối quan hệ với truyền thông
Một trong những nhiệm vụ chính là phát triển quan hệ tốt với giới truyền thông. Những người chuyên nghiệp trong lĩnh vực marketing luôn phải phát triển mối quan hệ tốt với giới truyền thông, báo chí và cộng đồng.
Các quan chức của Cục không được đánh lừa hoặc đối đầu với các nhà báo. Vì làm như vậy sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp. Hãy giải quyết bằng sự chân thành, để có thể chung sống hòa thuận, tìm được tiếng nói chung và cùng nhau giải quyết vấn đề.
Mở rộng thị trường
Tìm kiếm thị trường mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng marketing. Làm như vậy sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng phân khúc về sức tiêu thụ. Do đó, hướng tiêu thụ và phạm vi bán hàng của sản phẩm được đưa ra. Đồng thời, một số hoạt động được thực hiện để thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho từng hoạt động.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu
Một trong những nhiệm vụ không kém phần quan trọng mà bộ phận marketing phải thực hiện đó là tạo dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp. Sứ mệnh này giúp doanh nghiệp tạo tiếng vang, quảng bá rộng rãi và giúp doanh nghiệp củng cố vị trí vững chắc của mình trên thị trường
Quy trình làm việc của sơ đồ phòng Marketing
Sau khi đã hiểu được sơ đồ phòng Marketing gồm các vị trí và chức năng gì, bạn cần thấu hiểu quy trình. Việc thấu hiểu quy trình nhằm giúp bạn dựa vào đó và hoạt động hiệu quả nhất có thể.
Xây dựng quy trình sơ đồ phòng marketing phù hợp
Việc xây dựng quy trình sơ đồ marketing phù hợp sẽ đảm bảo quá trình vận hành trở nên hiệu quả, trơn tru. Cụ thể như sau:
- Quá trình tương tác giữa công việc và cá nhân trong bộ phận diễn ra, vận hành theo quy trình và hệ thống quản lý nhất định.
- Thông tin truyền đi sẽ đầy đủ và chính xác hơn.
- Dễ dàng trong việc phối hợp giữa các phòng ban khác.
- Mục tiêu và đầu ra rõ ràng, đúng hướng của công ty.
Xây dựng hệ thống KPI phù hợp với sơ đồ phòng Marketing
Để một chiến dịch hiệu quả, KPI được doanh nghiệp đưa ra cần phù hợp và cụ thể với từng nhân sự. Việc dựa vào mục tiêu và kế hoạch, các nhà quản trị sẽ chia nhỏ mục tiêu để phù hợp với từng cá nhân.
Thông qua đó giúp doanh nghiệp dễ dàng đo lường, kiểm soát và đánh giá hiệu quả sơ đồ phòng marketing được hiệu quả hơn.
Xây dựng chiến lược cho sơ đồ phòng Marketing
Xây dựng chiến lược là điều tiên quyết cần làm để hoạt động của phòng ban được hiệu quả hơn. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh nhận ra được khách hàng cần gì.
Từ đó giúp cho bộ phận đưa ra các chiến lược chọn ngành và sản phẩm cho doanh nghiệp hiệu quả. Dựa vào đó, bộ phận sản xuất sẽ hoàn thành theo yêu cầu đặt ra. Nhờ đó hoàn thành kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
Sơ đồ phòng Marketing theo từng loại công ty
Khi thiết kế sơ đồ phòng marketing, bạn cần đảm bảo phù hợp với quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó có thể giúp cho nhân viên thực hiện tròn nhiệm vụ được giao trong các chiến dịch. Hiện nay sơ đồ phòng Marketing có 3 loại phổ biến như sau:
Sơ đồ tổ chức phòng Marketing tại Agency
Agency là đơn vị tư vấn cung cấp các dịch vụ marketing dựa trên yêu cầu/đơn đặt hàng của khách hàng. Các đại lý còn được gọi là các công ty “cung cấp dịch vụ tiếp thị và quảng cáo.”
Các thể chế cần am hiểu nhiều lĩnh vực, ngành nghề, đảm nhận trách nhiệm lớn và yêu thích sự thay đổi hàng ngày. Ngoài ra, Agency còn phục vụ số lượng lớn client nên hiểu rõ những vấn đề mà nhiều client thắc mắc và am hiểu nhiều ngành nghề khác nhau.
Sơ đồ tổ chức phòng Marketing tại doanh nghiệp nhỏ (SME)
Đối với một doanh nghiệp nhỏ thì thông thường một nhân viên phòng Marketing sẽ có thể đảm nhận nhiều hơn 1 nhiệm vụ nhằm tối ưu hoá chi phí nhân sự. Trong phòng Marketing của 1 doanh nghiệp SME thông thường sẽ không phân tách rõ từng bộ phận chức năng phụ trách riêng biệt. Nhưng về căn bản thì thành viên phòng Marketing đảm trách các nhiệm vụ sau:
- Content: Đảm nhiệm việc sáng tạo nội dung trên các nền tảng,…
- Planning: Đảm nhiệm việc lên ý tưởng, lập ra kế hoạch, hoạch định chiến lược phát triển,..
- Kỹ thuật: Đảm nhiệm việc chạy các chiến dịch, tối ưu SEO, quản lý Email,…
- Booking: Đảm việc việc xây dựng mối quan hệ với truyền thông.
Sơ đồ tổ chức phòng Marketing tại doanh nghiệp Client
Client là đơn vị sản xuất hoặc kinh doanh và công ty có sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh cụ thể. Sơ đồ phòng Marketing trong doanh nghiệp Client thường bao gồm những người nắm vững kế hoạch Marketing để đề ra bộ yêu cầu cho Agency và theo dõi việc thực hiện. Đồng thời bộ phận sẽ là người đề ra bộ quyết định và có trách nhiệm đối với thương hiệu và việc kinh doanh do Agency quản lý.
Để thấu hiểu hơn về sơ đồ phòng Marketing của một doanh nghiệp Client, cụ thể như sau:
- Brand team: Vị trí đảm nhiệm việc quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp/công ty.
- Marketing Service: Vị trí đảm nhiệm việc hỗ trợ Brand Team phát triển sơ đồ phòng Marketing.
Bộ phận này sẽ tùy thuộc vào quy mô của từng doanh doanh nghiệp để bố trí vai trò nhiều hoặc ít. Mỗi bộ phận có thể bao gồm: Manager, Assistant Manager, Executive và Intern.
Mô hình sơ đồ phòng Marketing trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có sơ đồ phòng Marketing khác nhau. Nhưng trên thực tế, các mô hình phổ biến hiện nay: Mô hình theo chiều dọc, mô hình theo chiều ngang, mô hình kết hợp và mô hình Agile.
Mô hình sơ đồ phòng Marketing theo chiều dọc
Mô hình theo chiều dọc là một trong những mô hình Marketing truyền thống, được tổ chức quản lý dựa trên việc phân chia cấp bậc rõ rệt. Mô hình này phù hợp với những công ty/doanh nghiệp có phạm vi hoạt động rộng và đa ngành nghề.
Ưu điểm của mô hình sơ đồ phòng Marketing theo chiều dọc:
- Các quyết định được đưa ra theo trình tự từ trên xuống, với mức độ quan trọng giảm dần.
- Hệ thống phân cấp trong sơ đồ phòng Marketing rõ ràng dựa trên trách nhiệm, vai trò của cá nhân trong một tập thể.
- Thúc đẩy sự phát triển của cá nhân vì cơ hội thăng tiến.
Nhược điểm của mô hình sơ đồ phòng Marketing theo chiều dọc:
- Nhân viên có thể xảy ra tình trạng nhầm lẫn hoặc bỏ lỡ thông tin.
- Tạo cảm giác áp lực, cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới.
- Dễ xuất hiện tình trạng độc tài, chuyên quyền khi lãnh đạo quản lý không đúng đắn.
Mô hình sơ đồ phòng Marketing theo chiều ngang
Khác với mô hình hàng dọc, mô hình sơ đồ phòng Marketing theo chiều ngang là mô hình quản lý lấy con người làm trọng tâm và giảm thiểu việc quản lý theo cấp bậc xuống mức tối thiểu.
Thông thường khi làm việc trong công ty theo mô hình này bạn sẽ có tương đối ít nhân viên và khá nhiều đồng nghiệp đồng cấp. Đây là mô hình khá phổ biến đối với những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập.
Ưu điểm của mô hình sơ đồ phòng Marketing theo chiều dọc:
- Khuyến khích nhân viên đưa ra đề xuất, ý tưởng.
- Đề cao sự minh bạch, phối hợp khi làm việc giữa các thành viên.
- Khoảng cách giữa quản lý và nhân viên nhỏ, tạo cảm giác thoải mái khi làm việc.
- Tạo cơ hội để nhân viên học tập và phát triển.
Nhược điểm của mô hình sơ đồ phòng Marketing theo chiều dọc:
- Ban lãnh đạo khó nắm được tình hình để đưa ra phương án phát triển phù hợp.
- Nhân viên dễ xảy ra tình trạng không biết nên báo cáo cho ai.
Mô hình tổ chức phòng Marketing vừa ngang vừa dọc
Đây là mô hình tổ chức phòng Marketing kết hợp giữa 2 mô hình trên. Chính vì vậy, mô hình này phát huy được tối đa các ưu điểm nổi trội và khắc phục được các khuyết điểm mà cơ cấu theo chiều ngang và chiều dọc mắc phải.
Sơ đồ phòng Marketing kết hợp này hiện đang được đông đảo doanh nghiệp lựa chọn. Đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn hoặc đã đi vào vận hành ổn định. Việc duy trì hình thức phân quyền giúp cơ cấu của phòng trở nên thống nhất, nhân viên có tính kỷ luật cao và vận hành nhanh chóng.
Kết hợp với đó là cơ cấu “phẳng” trong từng đội nhóm nhỏ trong bộ phận để cùng phối hợp với nhau nhịp nhàng nhằm đạt hiệu quả cao nhất và linh hoạt nhất.
Mô hình sơ đồ phòng Marketing Agile
Một mô hình khác biệt khác chính là mô hình Agile (Agile Software Development). Mô hình có nguồn gốc từ giới làm phần mềm. Nó được dùng để chỉ đến phương pháp phát triển linh hoạt với mục tiêu là đưa sản phẩm đến khách hàng càng nhanh càng tốt.
Sau một thời gian, sơ đồ phòng marketing này được dùng để quản lý tổ chức vô cùng hiệu quả. Mô hình này tập trung vào việc quản lý, hoạt động theo hình thức đội nhóm hoặc dự án. Nó đảm bảo tính linh hoạt và cải thiện thường xuyên.
Khi áp dụng mô hình này, sơ đồ phòng marketing sẽ được chia nhỏ. Mỗi nhóm sẽ phụ trách thực hiện các công việc mang lại giá trị cao theo vòng lặp. Nhưng mỗi lần như thế sẽ có sự cải tiến và đảm bảo “sản phẩm cuối” tốt hơn.
Lời kết
Qua những thông tin về sơ đồ tổ chức phòng marketing trong doanh nghiệp, mong rằng kiến thức tôi chia sẻ sẽ giúp bạn nắm được các chức năng và nhiệm vụ của từng vị trí thuộc phòng ban Marketing. Nhìn chung, sự tổ chức hợp lý và phân bổ công việc rõ ràng là yếu tố hàng đầu giúp phòng Marketing vận hành hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng để lại bình luận dưới đây.