Đối mặt với rủi ro trong kinh doanh, doanh nghiệp cần làm gì?
Nội dung chính
Doanh nhân luôn phải đối mặt với rủi ro trong kinh doanh khi bắt đầu dự án. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn, nhưng việc nghiên cứu và phân tích sẽ giúp dự đoán và giảm thiểu rủi ro, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Và bài viết này sẽ phân tích sâu về các rủi ro sẽ thường gặp trong kinh doanh.
Rủi ro trong kinh doanh là gì?
Rủi ro trong kinh doanh được định nghĩa là bất cứ mối đe dọa và tổn thất trong kinh doanh nào có thể xảy ra nhằm ngăn cản doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về tài chính hoặc khiến doanh nghiệp phải phá sản.
Thông thường, các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải đa phần đến từ vấn đề hao hụt tài chính và biến động thị trường. Đây cũng là một thực trạng khá phổ biến hiện nay trên thị trường Việt Nam.
Nhân tố nào gây ra những rủi ro?
Rủi ro có thể đến từ nhiều phương diện, do các tác động từ môi trường bên ngoài, cũng có thể do chính doanh nghiệp gây ra. Chúng ta tạm gọi chúng là: rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài. Bây giờ, hãy cùng chúng tôi phân tích các khía cạnh của hai vấn đề này nhé!
- Rủi ro bên trong: có thể đến từ cấu trúc quản lý kém, bất đồng quan điểm, mất đi nhân viên tiềm năng và tài năng, bộ phận lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Rủi ro bên ngoài: có thể đến từ những biến động thị trường: về giá, con người, nhu cầu, hành vi, môi trường, các chính sách của chính phủ.
Các loại rủi ro trong kinh doanh mà doanh nghiệp cần chú ý
Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro, vì như đã đề cập ở trên, rủi ro là điều kiện hiển nhiên không thể tránh. Tuy nhiên, các tổ chức có thể tham gia thực hiện những chiến lược quản lý rủi ro, ít nhất là hạn chế tỷ lệ rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
1. Rủi ro về tài chính
Mặc dù hầu hết các rủi ro suy cho cùng đều đổ về một rủi ro lớn nhất là tài chính; tuy nhiên, ở khái niệm này, chúng ta sẽ nói đến những tổn thất trực tiếp về tài chính đối với một doanh nghiệp. Rủi ro này có thể phát sinh từ những thay đổi trong điều kiện môi trường, từ các hoạt động cung cấp tín dụng cho khách hàng, quản lý nguồn vốn, trái phiếu, thuế vụ.
- Cung cấp tín dụng cho khách hàng: Đôi khi, doanh nghiệp bạn sẽ gặp phải rủi ro tài chính thực tế nhất chính là khách hàng không có khả năng thanh toán cho các dịch vụ được cung cấp bởi tín dụng.
- Quản lý nguồn vốn: Thông thường khi đầu tư vào cổ phiếu hoặc góp vốn thành lập công ty, bạn sẽ phải chịu rủi ro mất đi nguồn vốn ban đầu, hoặc thậm chí mức thua lỗ có thể “âm” nếu công ty không may làm ăn thất bại.
- Thuế vụ: Hằng năm, luật thuế vụ luôn có sự thay đổi, nếu bạn không biết cập nhật thông tin về luật tài chính mà cứ lao đầu vào đầu tư thì có thể dẫn đến những thiếu sót vô cùng lớn về thuế và pháp luật.
- Rủi ro về tiền tệ: Điều này áp dụng cho các khoản đầu tư nước ngoài, rủi ro tiền tệ phát sinh khi tỷ giá hối đoái tăng gây ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Phân tích kinh doanh là gì?
2. Rủi ro biến động thị trường
Loại rủi ro này bao gồm những vấn đề liên quan đến sự thay đổi trong các khoản đầu tư hoặc cổ phiếu giảm, hoặc các sự kiện lớn làm biến đổi về mặt kinh tế thị trường.
- Thị trường “đóng băng”: Doanh nghiệp sẽ phải đối diện với tình trạng sản phẩm không có người mua, sản phẩm bị “chững” lại hoặc xu hướng người tiêu dùng đã thay đổi.
- Rủi ro vốn chủ sở hữu: Khi doanh nghiệp đầu tư vào nơi có giá trị cổ phiếu có xu hướng giảm, điều này gây ra sự thua lỗ và đó là khi rủi ro vốn chủ sở hữu xuất hiện.
- Sự tác động của môi trường tự nhiên: Sự xuất hiện của thiên tai, dịch bệnh gây ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn của nước nhà, nhân lực bị đào thải, thị trường khó hoạt động, không còn nhu cầu người tiêu dùng nữa.
Tuy nhiên đôi khi, vấn đề này có thể đến từ nội bộ công ty, sự vận hành của các bộ phận, phòng ban trong công ty gặp sự cố dẫn đến việc ảnh hưởng cả một doanh nghiệp.
Giống như “một con sâu làm rầu nồi canh” vậy! Điều này có thể đến từ những mối quan hệ trong nội bộ có sự bất đồng quan điểm, các lỗi kỹ thuật của tổ chức, việc ra quyết định không phù hợp đến từ ban lãnh đạo, trưởng phòng.
Bên cạnh đó, loại rủi ro này đôi khi có thể đến từ bên ngoài, ví dụ như thiên tai, dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Rủi ro về chiến lược
Khi một chiến lược kinh doanh đã được đề ra trước đó trở nên kém hiệu quả hoặc không mang lại hiệu quả nào cho dự án của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp thì đó gọi là rủi ro chiến lược.
Điều này có thể xuất phát từ những đổi mới trong môi trường kinh doanh đã tác động đến doanh nghiệp. Sự xuất hiện của một đối thủ mới trên miếng bánh thị phần, sự đổi mới của công nghệ, sự quan tâm của khách hàng không còn, sự thay đổi của các xu hướng mới theo thời gian dần đẩy lùi đi những kế hoạch mà chúng ta đã đề ra.
Để khắc phục những rủi ro này, chỉ có một cách là doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng với môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh đã không còn tác dụng thì phải đổi mới, kế hoạch kinh doanh không còn mang lại lợi nhuận thì phải cập nhật mới để kịp theo đuổi thị trường.
Tham khảo thêm: Xây dựng và phát triển tệp khách hàng tiềm năng như thế nào?
4. Rủi ro danh tiếng
Danh tiếng của một công ty là điều rất quan trọng. Một công ty bị hủy hoại danh tiếng có nguy cơ mất đi sự ủng hộ của công chúng và khách hàng, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến lòng trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp
Yếu tố nào tác động đến rủi ro trong kinh doanh
Có ba vấn đề dẫn đến rủi ro trong kinh doanh:
- Nguyên nhân tự nhiên
- Nguyên nhân con người
- Nguyên nhân kinh tế
1. Nguyên nhân tự nhiên
Rủi ro có thể xảy ra do các nguyên nhân tự nhiên hoặc các yếu tố không phải do con người đã cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Do các tác động môi trường, thảm họa thiên tai, dịch bệnh hoành hành.
Các doanh nghiệp có thể phòng ngừa rủi ro này bằng cách mua bảo hiểm để giảm nhẹ tác động của những thảm họa này đối với các hoạt động của họ.
2. Nguyên nhân do con người
Rủi ro trong kinh doanh nguyên nhân do con người là những yếu tố mà con người đã tác động và làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Những yếu tố này có thể bao gồm các vấn đề của nhân viên, đình công, kinh doanh không hiệu quả, vấn đề quản lý, đưa ra quyết định kém hoặc thay đổi lựa chọn của người tiêu dùng.
3. Nguyên nhân kinh tế
Các yếu tố kinh tế có thể góp phần tạo ra rủi ro khiến các doanh nghiệp không thể đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Điều này có thể bao gồm tăng giá trị nguyên liệu thô và nhân công, sự cạnh tranh, luật thị trường, chính sách của chính phủ, lãi suất tăng.
Cách quản trị rủi ro trong kinh doanh hiệu quả
Rủi ro trong kinh doanh nói chung là không thể tránh khỏi, do đó cần phải đánh giá thường xuyên. Các doanh nghiệp nên đặt mục tiêu xác định những rủi ro này và giải quyết chúng ngay lập tức. Đánh giá rủi ro trong kinh doanh có thể được chia thành ba bước:
- Nhận diện rủi ro: nhận diện tất cả những rủi ro tiềm ẩn mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Điều này có thể được thực hiện thông qua nghiên cứu, phân tích ngành và kiểm toán nội bộ.
- Đánh giá rủi ro: xác định tác động tiềm tàng của rủi ro đối với doanh nghiệp. Điều này có thể được thực hiện bằng cách gán mức độ ảnh hưởng cho từng rủi ro dựa trên khả năng xảy ra và tác động tiềm ẩn của nó.
- Ưu tiên rủi ro: sắp xếp các rủi ro theo thứ tự quan trọng dựa trên tác động và khả năng xảy ra của chúng. Những rủi ro có mức độ ưu tiên cao nhất cần được giải quyết trước tiên, vì chúng là mối đe dọa lớn nhất đối với doanh nghiệp.
Quản lý rủi ro trong kinh doanh
Mục tiêu của việc quản lý rủi ro là làm sao để giảm tác động của chúng lên hoạt động doanh nghiệp tối đa nhất có thể.
- Chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh mẫu phác thảo các khả năng thị trường sẽ thay đổi trong tương lai; lập ra các kế hoạch mà doanh nghiệp có thể thực hiện để giảm thiểu tác động của chúng.
- Đầu tư vào việc đào tạo nhân viên để đối phó với những phản hồi của khách hàng.
- Gặp gỡ các chuyên gia tư vấn có kiến thức chuyên môn để đối phó với rủi ro trong kinh doanh.
- Ưu tiên rủi ro trong kinh doanh trên quy mô có khả năng cao xảy ra.
- Bảo hiểm cho tài sản kinh doanh.
- Đa dạng hóa trong kinh doanh, cung cấp sản phẩm mới trên các thị trường khác nhau, có thể giảm thiểu rủi ro từ đối thủ cạnh tranh từ các thị phần.
- Cấp hạn mức tín dụng cho những khách hàng có rủi ro cao.
- Đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm của bạn để bảo vệ danh tiếng của bạn.
- Luôn cập nhật thị trường, mối bận tâm của người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh và các quy định kinh tế, đồng thời nắm bắt những biến đổi của thị trường.
Hệ quả nghiêm trọng khi doanh nghiệp lơ là quản lý rủi ro
- Đối mặt với tổn thất tài chính nặng nề: Doanh nghiệp có thể phải chịu tổn thất về vốn, lợi nhuận, chi phí hoạt động do các sự kiện rủi ro không được dự phòng và xử lý kịp thời.
- Mất uy tín và vị thế trên thị trường: Khi gặp rủi ro, uy tín thương hiệu và niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến mất đi thị phần và cơ hội kinh doanh.
- Gây khó khăn trong việc huy động vốn: Các nhà đầu tư thường e dè ró ngại rót vốn cho những doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
- Gây xáo trộn hoạt động kinh doanh: Rủi ro có thể dẫn đến gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến tiến độ dự án, năng suất lao động và hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp.
- Dẫn đến các tranh chấp pháp lý: Xử lý rủi ro không hiệu quả có thể dẫn đến tranh chấp với đối tác, khách hàng, nhân viên, gây ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.
Kết luận
Rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, vì vậy việc hiểu biết và liên tục tiếp cận các khả năng mà rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra là rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Rủi ro bất kể dưới hình thức nào đều ảnh hưởng đến các mục tiêu tài chính của công ty và có thể khiến doanh nghiệp phá sản.
Trên đây là bài viết về rủi ro trong kinh doanh và các phương pháp nhằm hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. PAGE1 SEO AGENCY hy vọng bạn đọc sẽ có thêm những thông tin bổ ích sau này khi đối mặt với những rủi ro nhé!