Cập nhật mẫu chính sách chiết khấu bán hàng dành cho doanh nghiệp

Cập nhật mẫu chính sách chiết khấu bán hàng dành cho doanh nghiệp

Việc xây dựng mẫu chính sách chiết khấu bán hàng cho các hoạt động tiếp thị là một hình thức hiệu quả nhằm thúc đẩy doanh thu rất tốt đối với các doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những cách hữu hiệu để kích thích mua sắm và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Vậy bạn có biết làm thế nào để xây dựng chính sách chiết khấu hay không? Cùng mình tìm hiểu bài viết bên dưới nha!

Khái niệm mẫu chính sách chiết khấu bán hàng

Chiết khấu bán hàng hiểu đơn giản là phần trăm giảm giá đơn hàng của người chủ doanh nghiệp dành cho khách hàng của mình. Thông thường, nếu người bán hàng muốn nâng cao số lượng bán ra của thương hiệu, họ sẽ tiến hành xây dựng mẫu chính sách chiết khấu bán hàng dành cho khách hàng vào các dịp đặc biệt trong năm.

Các mẫu chính sách chiết khấu bán hàng này sẽ đi kèm cùng điều kiện hoặc thời gian diễn ra chương trình như thế nào. Ví dụ như điều kiện thanh toán bằng thẻ ngân hàng, visa, mua với số lượng bao nhiêu, các dịp lễ,…

Các bên thỏa thuận áp dụng chiết khấu trong hợp đồng mua bán theo tập quán thương mại để tạo thuận lợi cho các điều kiện cụ thể như giá trị, số lượng và điều kiện giao hàng trong từng hợp đồng. Do đó, chiết khấu thương mại không phải là một hình thức khuyến mại được quy định trong luật thương mại, mà là một tập quán thương mại được các doanh nghiệp áp dụng.

Khái niệm mẫu chính sách chiết khấu bán hàng 
Khái niệm mẫu chính sách chiết khấu bán hàng

Mục đích của việc tạo ra mẫu chính sách chiết khấu bán hàng là để lôi kéo khách hàng giới thiệu sản phẩm mới, giữ chân khách hàng cũ hoặc có thể là xả kho hàng cũ để nhập hàng mới về

Tỷ lệ chiết khấu sẽ phải phụ thuộc vào chi phí nguồn vốn và các chi phí liên quan để sao cho phù hợp với hiệu suất kinh tế và đáp ứng được số lượng hàng hóa bán ra. Điều này đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải biết tính toán kỹ lưỡng và cẩn thận để đưa ra mức chiết khấu hợp lý cho doanh nghiệp và khách hàng.


Đọc thêm: Học ngay quy trình 8 bước bán hàng cực hiệu quả cho bạn


Quy định mẫu chính sách chiết khấu bán hàng

Mẫu chính sách chiết khấu bán hàng xây dựng luôn cần phải có những quy định để đáp ứng được hiệu suất kinh tế và các hoạch định chiến lược kinh doanh. Một số quy định cho các doanh nghiệp các bạn cần lưu ý trước khi bắt đầu áp dụng chính sách chiết khấu bán hàng sẽ được nêu rõ bên dưới đây.

Hóa đơn chiết khấu thương mại

Căn cứ theo quy định tại điểm 2.5, Khoản 2, Phụ lục 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn giá trị gia tăng đối với hàng hóa chiết khấu bán hàng.

Hóa đơn chiết khấu thương mại
Hóa đơn chiết khấu thương mại

Ba trường hợp được viết hóa đơn có mẫu chính sách chiết khấu bán hàng

  • Theo từng lần mua hàng
  • Khi mua hàng với số lượng lớn
  • Khi kết thúc chương trình khuyến mãi

Thuế giá trị gia tăng

Theo quy định tại khoản 22, Điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa có chiết khấu thương mại:

  • Giá tính thuế là giá được chiết khấu thương mại
  • Trường hợp chiết khấu thương mại sau khi đã xuất hóa đơn mua hàng thì bên bán hàng phải xuất hóa đơn điều chỉnh số chiết khấu, thuế, doanh thu.
  • Bên bán hàng và bên mua hàng sẽ căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh từ đó có thể cân đối doanh thu mua, bán và thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chiết khấu bán hàng sau khi xuất hóa đơn điều chỉnh thì bên bán hàng và bên mua hàng đều phải điều chỉnh giảm doanh thu mua vào và bán ra không kê khai khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các loại thuế khi áp dụng quy định chiết khấu thương mại
Các loại thuế khi áp dụng quy định chiết khấu thương mại

Các mẫu chính sách chiết khấu bán hàng trong kinh doanh

Căn cứ theo Quy định của Luật Thương mại 2005, tại Mục 1, Điều 88 về khuyến mại được định nghĩa như sau:

“Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.”

Chính sách chiết khấu bán hàng trong kinh doanh
Mẫu chính sách chiết khấu bán hàng trong kinh doanh

Thông qua các quy trình bán hàng dưới hình thức giảm giá, chiết khấu đơn hàng, hoạt động khuyến mại được xem như là mục đích tác động vào khách hàng nhằm kích cầu tiêu dùng nhiều nhất có thể. Các doanh nghiệp và cửa hàng sẽ áp dụng hình thức khuyến mãi với mục tiêu mang về nhiều lợi nhuận từ hoạt động mua bán kinh doanh của mình, đây cũng chính là cách để họ lựa chọn cơ hội kinh doanh tốt cho doanh nghiệp.


Đọc thêm: Chiến lược kinh doanh Tết bạn không thể bỏ qua!


Quy định về các hình thức khuyến mại tại Điều 92 của Luật thương mại 2005 được biểu đạt như sau:

  1. Dùng thử hàng mẫu miễn phí: Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
  2. Tặng quà: Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
  3. Giảm giá bán: Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  4. Tặng voucher, phiếu mua hàng: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
  5. Tặng phiếu dự thi may mắn: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
  6. Các chương trình bốc thăm may mắn: Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
  7. Các chương trình khác dành cho khách hàng: Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
  8. Các chương trình văn hóa, giải trí: Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
  9. Khác: Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.

Mẫu chính sách chiết khấu bán hàng cho doanh nghiệp

Mẫu chính sách chiết khấu bán hàng có bản chất chung là hợp đồng dân sự, là thỏa thuận giữa người mua và người bán bằng lời nói, văn bản. Từ đó có cơ sở xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền hoặc nghĩa vụ trong quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

Một số mẫu chính sách chiết khấu bán hàng bạn có thể tham khảo như sau:

mẫu chính sách chiết khấu bán hàng
Mẫu thông báo
mẫu chính sách chiết khấu bán hàng
Mẫu chính sách chiết khấu bán hàng

Lời kết

Doanh số bán hàng tăng lên không chỉ nhờ vào các mặt hàng được chiết khấu, mà còn nhờ vào sức mua của khách hàng đối với những mặt hàng khác. Có thể nói, đây cũng vô tình là hình thức tiếp thị thông minh, vì lúc này bạn có thể dễ dàng thu hút cả những khách hàng tiềm năng cho những mặt hàng khác.

Các mẫu chính sách chiết khấu bán hàng chính là điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp hoạch định các hoạt động chiết khấu trong kinh doanh một cách hiệu quả và chính xác. Chiết khấu bán hàng giúp gia tăng lượng hàng bán ra, thu hút khách hàng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm của bạn.

Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ biết cách áp dụng chính sách có chọn lọc để vừa tăng được số lượng khách hàng vừa mang lại lợi nhuận cũng như uy tín cho doanh nghiệp. Chúc bạn thành công nhé!