Bí mật SEO: nghiên cứu từ khoá bằng ChatGPT

Bí mật SEO: nghiên cứu từ khoá bằng ChatGPT

Trong thời đại kỹ thuật số 4.0, việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đã trở thành một phần không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp hoặc cá nhân nào muốn tồn tại bền vững. SEO chính là nền tảng quan trọng để thu hút lượng lớn người truy cập và tiềm năng hoá lợi nhuận. 

Và giữa hàng vạn yếu tố cần xem xét khi SEO website, nghiên cứu từ khoá là thao tác quan trọng nhất. Nhằm giúp bạn tiết kiệm thời gian và tối ưu hoá chiến lược SEO một cách đáng kể, tôi sẽ giới thiệu ứng dụng ChatGPT – mô hình Trí tuệ Nhân tạo tiên tiến. Vậy cách nghiên cứu từ khóa bằng ChatGPT thế nào? Mời bạn cùng theo dõi.

ChatGPT - Mô hình Trí tuệ Nhân tạo tiên tiến
ChatGPT – Mô hình Trí tuệ Nhân tạo tiên tiến

ChatGPT là gì? Cách nghiên cứu từ khoá bằng ChatGPT

Trước khi tìm hiểu về cách nghiên cứu từ khoá bằng ChatGPT để thiết lập chiến lược SEO website hiệu quả, tôi sẽ bật mí tổng quan về khái niệm ChatGPT.

ChatGPT là gì?

Được phát triển bởi OpenAI, ChatGPT là một ví dụ lý tưởng về công nghệ tiên tiến như Trí tuệ Nhân tạo. Nền tảng này đang thu hút sự chú ý của những người đam mê công nghệ trên khắp thế giới, khi họ thử nghiệm ChatGPT thông qua các phiên bản thử nghiệm nghiên cứu và gây tiếng vang.

ChatGPT được huấn luyện bằng cách sử dụng các bộ dữ liệu lớn thông qua Học tăng cường từ phản hồi của con người (RLHF), có thể trả lời gần như bất kỳ câu hỏi nào một cách tức thì. Khả năng thực hiện các nhiệm vụ từ khóa làm cho nó trở thành một công cụ hữu ích trong góc nhìn SEO.

ChatGPT có thể là một công cụ tuyệt vời để bổ sung vào chiến lược nghiên cứu từ khóa của bạn. Nó có thể giúp bạn:

  • Tìm kiếm từ khóa dài hơn
  • Từ khóa LSI
  • Nhóm và phân nhóm từ khóa
  • Phân tích ý định tìm kiếm,…

Cách nghiên cứu từ khoá bằng ChatGPT

Hãy khám phá một số gợi ý bí mật để biến ChatGPT thành một công cụ nghiên cứu từ khóa. Vì từ khóa nghiên cứu bằng ChatGPT có thể giúp bạn định hướng chiến lược SEO cho toàn website dễ dàng và thuận lợi hơn.

Xây dựng Chiến lược từ khóa toàn diện

Bạn có thể biến ChatGPT thành một trợ lý SEO mạnh mẽ bằng cách nhập một Prompt duy nhất. Ví dụ, tôi đã viết một prompt SEO cho ChatGPT để tạo ra một chiến lược từ khóa và kết quả thật đáng kinh ngạc!

Prompt:

Đóng vai trò là một chuyên gia nghiên cứu từ khoá cho chiến dịch SEO tổng thể. Có thông tin chính xác, đầy đủ và chi tiết về các từ khoá tìm kiếm trên Google và các công cụ tìm kiếm khác. Bạn có khả năng phát triển một kế hoạch nội dung đầy đủ. 

Tạo một bảng với danh sách các từ khoá cho kế hoạch nội dung có chủ đề: Nhà hàng ở Quận 1

Phân loại các từ khoá theo bảng với tên của cột đầu tiên là “Nhóm từ khoá” nội dung là các từ khoá được phân nhóm, tên của cột thứ 2 là “Từ Khoá Đuôi Dài”, chứa các từ khoá đuôi dài của “nhóm từ khoá”. Cột thứ 3 là “Mục đích tìm kiếm” là Search intent của người dùng (Thương mại, Giao dịch, Thông tin). Cột thứ 4 là “tiêu đề” nó sẽ gợi ý một tiêu đề hấp dẫn và chuẩn SEO cho bài đăng gắn với từ khoá tương ứng.

Trong cột cuối cùng là thẻ “Meta description” hãy viết một đoạn có độ dài tối đa 155 ký tự. Thẻ mô tả Meta description này đề cập đến lý do tại sao nội dung lại hữu ích với người tìm kiếm một cách ngắn gọn, không viết chung chung. Tôi muốn nhận được kết quả ở dạng bảng biểu chứa các cột sau: Nhóm từ khoá, Từ khoá đuôi dài, Mục đích tìm kiếm, Tiêu Đề, Mô tả Meta

Và đây là kết quả:

Cách nghiên cứu từ khoá bằng ChatGPT
Cách nghiên cứu từ khoá bằng ChatGPT

Tìm ý tưởng từ khoá mới từ “Seed Word”

Bây giờ, trong đầu tôi đang nghĩ tới 1 từ khoá là “Quán ăn ngon” và tôi muốn tìm ra một danh sách các từ khoá mới. Tôi sẽ sử dụng Prompt sau:

Prompt:

Tạo 10 từ khoá cho “Quán ăn ngon

Đối với công cụ ChatGPT bản 3.5, kết quả nhận được sẽ là:

Gõ "10 từ khoá cho Quán ăn ngon"
Gõ “10 từ khoá cho Quán ăn ngon”

Lần này, tôi quyết định thử thêm câu lệnh tương tự nhưng dùng trên CHAT AI mới của Google là Bard

Prompt:

Tạo 10 từ khoá cho “Quán ăn ngon“, có thêm lượt tìm kiếm mỗi tháng cho từng từ khoá

Và kết quả là:

ChatGPT hiển thị kết quả
ChatGPT hiển thị kết quả

Tìm từ khoá đuôi dài “Long-tail Keywords”

Bạn hoàn toàn có thể “nhờ” ChatGPT tạo cho mình một danh sách từ khoá đuôi dài, và câu lệnh như sau:

Prompt:

Tìm 10 từ khoá đuôi dài cho “Quán ăn ngon”

Và kết quả là:

Tiếp tục với 10 từ khoá đuôi dài
Tiếp tục với 10 từ khoá đuôi dài

Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm từ khoá đuôi dài một cách chi tiết hơn, ví dụ:
Prompt: Tìm 10 từ khoá đuôi dài có độ dài nhiều hơn 6 từ nhưng không nhiều hơn 8 từ cho chủ đề “Quán ăn ngon”

Cũng như trên, nếu bạn muốn có Volume tìm kiếm của từng từ khoá hãy dùng câu lệnh tương tự trên Bard của Google nhé.

Tìm từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing)

Cho ai chưa biết về LSI, thì LSI (Latent Semantic Indexing) Terms, hay còn được gọi là Từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing), là các từ hoặc cụm từ liên quan được sử dụng để hiểu và phân tích mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong một văn bản. Kỹ thuật LSI giúp các công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và tìm kiếm thông tin hiểu nội dung một cách thông minh hơn.

Trong ngữ cảnh tìm kiếm và SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), các từ khóa LSI là những từ hoặc cụm từ có liên quan đến chủ đề chính của nội dung, nhưng không trùng khớp chính xác với từ khóa chính.

Chúng giúp tăng tính liên quan và độ sâu của nội dung, cũng như giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về ý nghĩa và nội dung của trang web hoặc bài viết. Sử dụng các từ khóa LSI một cách chính xác và tự nhiên trong nội dung có thể cải thiện hiệu quả SEO và giúp bài viết xếp hạng cao hơn trên các kết quả tìm kiếm.

Bạn có thể tìm ra các từ khoá LSI bằng cách sử dụng câu lệnh sau:
Prompt:

Liệt kê các từ khoá LSI cho “Quán ăn ngon”

(bạn có thể thay từ khoá “quán ăn ngon” bằng từ khoá của bạn)

Kết quả là:

ChatGPT trả kết quả về theo yêu cầu
ChatGPT trả kết quả về theo yêu cầu

Tìm các từ khoá dạng câu hỏi cho một chủ đề

ChatGPT có một kho dữ liệu cực kỳ lớn, vì vậy để tìm ra những từ khoá dạng câu hỏi là điều rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng theo câu lệnh:

Prompt:

Tạo một danh sách câu hỏi cho từ khoá: Quán ăn ngon

và kết quả là:

Tìm từ khoá theo dạng lập danh sách về một chủ đề
Tìm từ khoá theo dạng lập danh sách về một chủ đề

Phân loại từ khoá theo ý định tìm kiếm (Search Intent)

Trường hợp này nếu bạn đang có một danh sách từ khoá rất dài, và bạn đang rất khó khăn, mất thời gian với công việc ngồi chia nhóm từ khoá theo Search intent, thì ChatGPT sẽ giúp được bạn.

Prompt:

Phân loại các từ khóa sau dựa trên mục đích tìm kiếm (search intent) trong một bảng có cột đầu tiên cho từ khóa và cột thứ hai cho mục đích tìm kiếm:

Từ khoá 1

Từ khoá 2

Từ khoá 3

Các từ khoá có thể cách nhau bằng dấu phẩy hoặc xuống dòng.

Kết quả là (mẫu):

ChatGPT phân loại từ khoá theo yêu cầu
ChatGPT phân loại từ khoá theo yêu cầu

Nhóm các từ khoá liên quan

ChatGPT cũng có thể giúp bạn nhóm các từ khóa theo chủ đề.

Prompt:

Nhóm các từ khóa có liên quan lại với nhau:

<danh sách từ khóa>

Các từ khoá có thể cách nhau bằng dấu phẩy hoặc xuống dòng.

Kết quả:

ChatGPT hỗ trợ nhóm các từ khoá liên quan
ChatGPT hỗ trợ nhóm các từ khoá liên quan

Đây là câu lệnh mà tôi đã sử dụng:

  • Nhóm các từ khóa có liên quan lại với nhau:
    công cụ viết content
    content angle là gì
    content word là gì
    content bánh trung thu
    content chương trình khuyến mãi
    content hay nói thay nước bọt đọc online
    content hay về giày dép
    content kem chống nắng
    content thời trang nữ
    content trị mụn hay
    ctv content tại nhà

Tìm từ khoá chính và từ khoá phụ

Trong Content SEO, việc tìm ra và phân loại từ khoá chính, từ khoá phục sẽ giúp bạn tránh được tình trạng “ăn thịt từ khoá”.

Prompt:

Xem xét danh sách các từ khoá sau, và số lượng tìm kiếm của chúng:
<danh sách từ khoá, lượt tìm kiếm>

Tìm các từ khoá phù hợp nhất để làm từ khoá chính & phụ. Tạo một bảng có các cột cho một từ khoá, Lượt tìm kiếm và Chính/phụ

Và kết quả là (mẫu):

Tìm từ khoá chính và từ khoá phụ theo volume
Tìm từ khoá chính và từ khoá phụ theo volume

Lưu ý: Lượt tìm kiếm của các từ khoá dùng trong ví dụ sử dụng công cụ SEMRUSH.

Tiềm năng của ChatGPT là rất lớn, việc tìm hiểu thêm cách sử dụng nó vào trong chiến dịch SEO của bạn có thể giúp bạn giảm được thời gian và công sức và đem lại hiệu quả tốt hơn.

Tuy nhiên, với hạn chế việc hiểu ngôn ngữ tiếng Việt nên đôi khi cách chia nhóm từ khoá, tạo danh sách từ khoá,… hoạt động không thật sự hiệu quả. Vì lý do đó, tôi khuyên bạn nên kiểm tra lại danh sách mà công cụ ChatGPT tạo ra trước khi sử dụng dữ liệu đó.

Các câu hỏi thường gặp

Nghiên cứu từ khoá bằng ChatGPT là gì?

Trả lời: Nghiên cứu từ khóa bằng ChatGPT là quá trình sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các danh sách các từ và cụm từ khóa liên quan đến một chủ đề hoặc ngành nghề cụ thể. ChatGPT giúp tăng tốc độ của quá trình tạo nội dung, giúp website tối ưu hoá SEO một cách dễ dàng.

Cách nghiên cứu từ khóa bằng ChatGPT dành cho ai?

Trả lời: Tất cả mọi người đều có thể sử dụng ChatGPT để nghiên cứu từ khoá và tạo cho mình một danh sách từ khóa tiềm năng.

Làm cách nào để tạo từ khóa trong ChatGPT?

Trả lời: Nhập Prompt với từ khóa gốc và các yêu cầu của bạn. ChatGPT sẽ làm việc.

Lời kết

Qua những thông tin mà tôi đã cung cấp trên đây, hẳn bạn đọc cũng nắm rõ các thao tác nghiên cứu từ khoá bằng ChatGPT rồi đúng không? Để đạt được thành công trong lĩnh vực SEO, việc nghiên cứu từ khoá luôn đóng vai trò then chốt. Nếu tận dụng ChatGPT đúng kỹ thuật, nó sẽ giúp bạn tối ưu từ khoá, phân tích và đánh giá từ khoá một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Top 29 phần mềm SEO miễn phí, hiệu quả nhất 2023