3 cách nghiên cứu từ khoá để Website của bạn hết lu mờ

3 cách nghiên cứu từ khoá để Website của bạn hết lu mờ

Khi xây dựng chiến lược SEO cho doanh nghiệp của bạn, việc nghiên cứu từ khóa đúng cách là một trong những bước quan trọng nhất. Từ khóa là những cụm từ mà người dùng sử dụng khi tìm kiếm trên Internet. Hiểu rõ và sử dụng từ khóa một cách hiệu quả có thể giúp bạn tối ưu hóa nội dung, cải thiện SEO, và thu hút khách hàng tiềm năng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá ba cách nghiên cứu từ khóa có giá trị nhất cho doanh nghiệp của bạn, giúp bạn nắm bắt cơ hội và đạt được mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả.

nghiên cứu từ khóa là chìa khóa để doanh nghiệp có một chiến lược SEO thành công
nghiên cứu từ khóa là chìa khóa để doanh nghiệp có một chiến lược SEO thành công

Nghiên cứu từ khóa là gì? 3 cách nghiên cứu từ khoá để Website của bạn hết lu mờ

Trước khi tìm hiểu về cách nghiên cứu từ khoá. Hãy cùng tôi tìm hiểu xem nghiên cứu từ khoá là gì, tại sao lại cần nghiên cứu từ khoá, từ khoá được phân chia theo các nhóm như thế nào nhé.

1. Khái niệm nghiên cứu từ khoá

Nghiên cứu từ khóa là kỹ thuật tìm kiếm những từ khóa tiềm năng, giúp doanh nghiệp của bạn tìm ra những từ khóa giúp đạt được mục đích marketing, ví dụ như tạo được số chuyển đổi cao hơn, hay phát triển thương hiệu nhiều hơn,…Nghiên cứu từ khóa có ý nghĩa lớn trong các chiến lược SEO hay chiến dịch quảng cáo từ khóa Google.

2. Tầm quan trọng của nghiên cứu từ khoá

Mặc dù tất cả các từ khóa có một điểm chung là nó đều được người dùng nhập vào ô tìm kiếm, nhưng lại khác nhau về mục đích tìm kiếm của mỗi người. Ví dụ ai đó đang tìm “nhà hàng ở Bình Tân” có mục đích rõ ràng là khác với ai đó đang tìm “Phòng tập Gym ở Quận 1”.

Do đó, Việc hiểu được mục đích của đối tượng tìm kiếm sẽ giúp bạn hiển thị đúng nội dung mà họ đang tìm kiếm thông qua từ khóa hay nói cách khác là giúp bạn định hướng được cách viết content cho đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp mình.

Trước đây, với các dịch vụ SEO, bạn có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng của mình thông qua phát triển nội dung website, blog. Nhưng ngày nay, việc thực hiện một chiến dịch SEO rất tốn kém tiền bạc và thời gian, dẫn tới quảng cáo từ khóa PPC là một lựa chọn giúp bạn đạt được mục đích thương mại nhanh hơn.

3. Các nhóm từ khoá khách hàng có thể tìm kiếm 

Các từ khóa có thể được phân loại thành các nhóm dựa trên mục tiêu và tính chất của tìm kiếm của khách hàng. Dưới đây là các ví dụ về các nhóm từ khóa khách hàng có thể tìm kiếm:

3.1 Nhóm từ khoá thông tin 

Một vài ví dụ cụ thể cho nhóm từ khoá thông tin như:

– “Cách chăm sóc trẻ sơ sinh”

– “Mẹo làm đẹp sau khi sinh con”

– “Thực đơn ăn dặm cho trẻ”

– “Thời trang sau sinh cho phụ nữ”

– “Thực đơn ăn kiêng sau sinh”…

3.2 Nhóm từ khoá thương mại 

– “Cửa hàng thời trang phụ nữ ở Hà Nội”

– “Mua sữa bột cho trẻ ở đâu?”

– “Địa chỉ spa làm đẹp tại Sài Gòn”

– “Quán ăn ngon tại quận 1”

– “Cửa hàng điện thoại di động ở TP.HCM”…

3.3 Nhóm từ khoá giao dịch

– “Báo giá quảng cáo trực tuyến”

– “Agency quảng cáo tại quận 1”

– “Dịch vụ marketing số hóa ở Hồ Chí Minh”

– “Chuyên viên SEO uy tín tại Việt Nam”

– “Công ty thiết kế website chuyên nghiệp”…

Các nhóm từ khóa này phản ánh sự đa dạng của mục tiêu tìm kiếm của khách hàng, từ việc tìm thông tin và giải quyết vấn đề hàng ngày đến việc tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, và cuối cùng đến quá trình tìm kiếm các cơ hội giao dịch và hợp tác. Để thành công trong tiếp thị trực tuyến, việc hiểu và tối ưu hóa chiến lược từ khóa cho mỗi nhóm là rất quan trọng.

Trong bài viết này, chúng ta cùng hướng về cách nghiên cứu các từ khóa có mục đích thương mại – nhóm những từ khóa giúp đem lại chuyển đổi trong tương lai và không cạnh tranh cao.

4. Khối lượng tìm kiếm so với giá trị từ khóa

Khi nghiên cứu danh sách từ khóa, có thể bạn sẽ bị hấp dẫn bởi những từ khóa có khối lượng tìm kiếm cao. Nhưng bạn có biết lý do tại sao các từ khóa có mục đích thương mại lại tốt hơn những từ khóa có khối lượng tìm kiếm lớn không?

Một số công ty trả 100.000đ hay 200.000đ cho một lượt nhấp và từ khóa mà họ mong muốn đạt Top1. Điều này tốt, nhưng nếu những lượt nhấp đó không đem lại chuyển đổi ra đơn hàng cho họ, có lẽ họ nên xem lại cách họ nghiên cứu từ khóa.

Nói vậy, không có nghĩa là bạn không sử dụng những từ khóa có khối lượng tìm kiếm lớn, nhưng trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ hướng tới những từ khóa tạo ra giá trị và không phải trả thật nhiều tiền.

Các từ khóa có mục đích thương mại phù hợp với chiến dịch quảng cáo từ khóa trả tiền (PPC) của bạn vì:

  • Bạn dễ dàng có vị trí cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm
  • Chủ động điều chỉnh và tối ưu giá mỗi lượt nhấp, giá mỗi khách hàng tiềm năng và nhiều số liệu khác
  • Các loại quảng cáo mua sắm trên Google rất hấp dẫn với những khách hàng đang tìm kiếm với mục đích thương mại.

Xem thêm: Hé lộ 12 phần mềm chatbot miễn phí hữu ích cho doanh nghiệp


5. Từ khóa mục đích thương mại (commercial intent keywords) là gì?

Từ khóa có mục đích thương mại là những từ khóa được tìm kiếm bởi người tiêu dùng đang tìm mua hoặc tự tìm hiểu để mua. Nói cách khác, khách hàng của bạn đang nói với bạn rằng, họ có tiền trong tay (hoặc chưa), và họ muốn thứ bạn đang bán. Có 4 loại truy vấn tìm kiếm mà người tiêu dùng thường sử dụng đó là:

5.1 Truy vấn thông tin

Loại truy vấn này thường xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu, khám phá, hoặc giải quyết một câu hỏi cụ thể. Người dùng tìm kiếm thông tin để hiểu rõ hơn về một chủ đề, giải quyết một vấn đề, hoặc học một điều gì đó. Ví dụ, “cách làm bánh chocolate” hoặc “triệu chứng cảm lạnh.”

5.2 Truy vấn điều hướng

Trong trường hợp này, người dùng đã biết mục tiêu của họ và muốn tìm đường dẫn trực tiếp đến một trang web cụ thể. Thay vì tìm kiếm thông tin, họ muốn truy cập trực tiếp trang web hoặc trang con nào đó. Ví dụ, “Facebook” hoặc “Amazon.”

5.3 Truy vấn giao dịch

Loại truy vấn này thường liên quan đến việc mua sắm hoặc thực hiện một hành động cụ thể trực tuyến. Người dùng tìm kiếm để tìm nơi mua sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Ví dụ, “mua điện thoại Samsung Galaxy” hoặc “đặt vé máy bay.”

5.4 Truy vấn thương mại

Ở loại này, người dùng thường đang nghiên cứu, so sánh, và khám phá các sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi quyết định mua. Họ có thể tìm kiếm để tìm hiểu về các tùy chọn có sẵn, so sánh giá cả, hoặc đọc đánh giá. Ví dụ, “so sánh laptop Dell và HP” hoặc “đánh giá nhà hàng tại Hà Nội.”

Các từ khóa trong truy vấn thương mại và giao dịch thường trùng lặp, nếu bạn muốn nghiên cứu từ khóa có thể tạo ra khách hàng tiềm năng thì đây là nhóm từ khóa hứa hẹn nhất.

6. Ví dụ về các từ khóa có giá trị chuyển đổi cao

Có khá nhiều từ khóa có thể được gọi là từ khóa có mục đích thương mại, nhưng chỉ một số loại từ khóa có thể giúp bạn gia tăng được chuyển đổi. Ví dụ như:

6.1 Những cụm từ mà một người bắt đầu cân nhắc tới việc mua hàng

– Giá rẻ, rẻ nhất

– So sánh

– Đánh giá

– Top, tốt nhất

– So với

Nghiên cứu từ khóa: Ví dụ từ khóa tiềm năng
Ví dụ từ khóa tiềm năng

6.2 Từ khóa mục đích “mua”

Đây là những từ khóa có mục đích rõ ràng nhất về quyết định mua của người tìm kiếm. Nhóm từ khóa này báo với bạn rằng khách hàng đã sẵn sàng mua sản phẩm của bạn, và họ đang tìm kiếm một phương án hấp dẫn đáp ứng được mong đợi của họ. Các từ khóa bao gồm:

– Mua

– Đăng ký

– Tư vấn

– Giảm giá

– miễn phí ship

– Đặt hàng

– Đặt lịch hẹn

6.3 Một số từ khóa thuộc nhóm tìm kiếm địa phương 

– Thời gian mở cửa

– Gần tôi

– Gần đây

– Tên sản phẩm/dịch vụ + Quận 1, Quận 2,….

Ví dụ về từ khóa tiềm năng
Từ khóa thuộc nhóm tìm kiếm địa phương 

Có một lưu ý với nhóm từ khóa tìm kiếm địa phương: SEO trên Google Business tìm kiếm địa phương là một phương án tuyệt vời giúp bạn tận dụng được các từ khóa tiềm năng hoàn toàn miễn phí.

6.4 Từ khóa tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ

Đây cũng được coi là những từ khóa tiềm năng, nhưng so với nhóm từ khóa có mục đích “mua” thì có vẻ khi tìm kiếm những từ khóa về sản phẩm/dịch vụ khách hàng sẽ có nhiều băn khoăn hơn. Các từ khóa có thể bao gồm:

– Tìm kiếm tên sản phẩm

– Tìm tên thương hiệu

– Danh mục sản phẩm

– Thuê

– Dùng thử

– Công ty, đại lý, hãng,…

Một số từ khóa sẽ có thể đem lại giá trị cao hơn những từ khóa khác, tùy thuộc vào sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp. Ví dụ từ khóa chứa tên sản phẩm có thể cạnh tranh cao nhưng lại đem lại chuyển đổi tốt.

7. Ba cách nghiên cứu từ khóa giá trị nhất cho doanh nghiệp của bạn

Có rất nhiều cách nghiên cứu từ khoá khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu đến bạn 3 cách nghiên cứu từ khoá giá trị nhất cho doanh nghiệp của bạn.

7.1 Sử dụng Keywordtool.io

Đây là công cụ tuyệt vời giúp bạn nghiên cứu được danh sách từ khóa tiềm năng. Keywordtool.io có cả 2 phiên bản miễn phí và trả phí. Công cụ này giúp bạn đưa ra gợi ý danh sách từ khóa tiềm năng, kèm theo đó là các số liệu về khối lượng tìm kiếm, chi phí mỗi lượt nhấp, mức độ cạnh tranh.

7.2 Công cụ lập kế hoạch của Google

Nếu là người đơn giản và yêu thích Google, thì Google Planner là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Cách nghiên cứu từ khoá Google Planner được thực hiện như sau:

– Bạn có thể tìm kiếm công cụ lập kế hoạch từ khóa bằng Tab “công cụ và cài đặt” > “Khám phá từ khóa mới” trong trình quản lý quảng cáo Google Ads.

– Tiếp theo, bạn cần nhập sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn vào ô tìm kiếm, bạn sẽ nhận được một danh sách các từ khóa tiềm năng từ chính Google.

7.3 Sử dụng Google Analytics

Có một cách khác để bạn xác định từ khóa nào đang tạo ra chuyển đổi là sử dụng Google Analytics. Đây là một trong những công cụ tìm kiếm từ khoá của google rất được ưa chuộng hiện nay. Quy trình nghiên cứu từ khoá trên công cụ này được thực hiện theo các bước sau:

Chuyển đến tab “Acquisition” > “Google Ads” > “Keywords” và bạn sẽ thấy những từ khóa hoạt động tốt nhất và cách nó tạo ra chuyển đổi.

từ khóa mục đích thương mại trong phân tích google
Google Analytics là một những công cụ được sử dụng để nghiên cứu từ khoá hiệu quả nhất

Sau khi đã tìm được các từ khóa có thể tạo ra giá trị cho doanh nghiệp của bạn, tiếp theo bạn sẽ làm gì? tạo ra một chiến lược SEO hay một chiến dịch quảng cáo Google để tiếp cận các khách hàng tiềm năng của mình nhé.

8. Lời kết

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng khám phá 3 cách nghiên cứu từ khoá để Website của bạn hết lu mờ. Từ khóa không chỉ đơn thuần là các từ và cụm từ, mà chúng là chìa khóa mở cửa cơ hội tiếp thị trực tuyến thành công.

Hiểu và tận dụng từ khóa một cách tốt có thể giúp bạn tối ưu hóa nội dung, xây dựng chiến dịch SEO lên top, thu hút khách hàng tiềm năng.

Nghiên cứu từ khóa là một quá trình liên tục. Bạn cần thường xuyên theo dõi và điều chỉnh chiến lược từ khóa của mình để phản ánh sự thay đổi trong thị trường và hành vi của người tiêu dùng. Hãy đặt từ khóa làm trái tim trong chiến lược SEO để có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất.

Xem thêm: