Các dạng bài viết Content ” dân Marketing” phải biết
Nội dung chính
Trong lĩnh vực Content Marketing, việc sử dụng các dạng bài viết content phù hợp là một yếu tố quan trọng để thu hút độc giả và ghi điểm trong chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về các dạng bài viết content và cách xây dựng outline cho từng loại. Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan và sử dụng đúng cách, bài viết này sẽ đưa ra các dạng bài viết content phổ biến và gợi ý outline cho mỗi loại. Bằng cách nắm vững kiến thức này, bạn sẽ có khả năng tạo ra nội dung chất lượng, tương thích với mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của độc giả.
Các dạng bài viết Content mới nhất mà ” dân Marketing” phải biết
Dù bạn là một người mới bắt đầu hoặc đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cần thiết để sử dụng đúng các dạng bài viết content và xây dựng outline hiệu quả. Hãy cùng tôi bắt đầu hành trình khám phá và trở thành một content writer thành công, chúng ta bắt đầu đến dạng bài viết content thứ nhất bên dưới.
1. Dạng bài mô tả (Description)
Đây là dạng bài dùng để mô tả đối tượng, vấn đề, sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Nội dung trong bài mô tả sẽ không cần thể hiện yếu tố thời gian, quan điểm, cảm xúc hay bất cứ lập luận gì. Và thường sử dụng cho các bài tự giới thiệu của doanh nghiệp, bài giới thiệu sản phẩm dịch vụ hay bài SEO cung cấp kiến thức đơn thuần.
Các bài giới thiệu về doanh nghiệp
Các bài giới thiệu về doanh nghiệp là một phần không thể thiếu trong việc quảng bá và giới thiệu về công ty tới khách hàng, đối tác và cộng đồng. Những bài viết này có thể có nội dung dài hay ngắn tùy thuộc vào mục đích và phong cách của doanh nghiệp, nhưng đều cần trả lời đầy đủ các câu hỏi quan trọng như:
Chúng tôi làm gì?
Thông qua câu hỏi này, bài giới thiệu sẽ giới thiệu về tên gọi và lĩnh vực hoạt động của công ty, những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đang theo đuổi, tầm nhìn và sứ mệnh mà công ty muốn đạt được.
Bài viết có thể tập trung vào việc trình bày những thông tin cơ bản về doanh nghiệp hoặc đưa ra một cách trình bày sáng tạo, hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của độc giả.
Chúng tôi ra đời như thế nào?
Bài giới thiệu cần giải thích lý do và quá trình hình thành của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu hoạt động đến hiện tại. Điều này sẽ giúp cho khách hàng hoặc đối tác có thể hiểu được về sự phát triển của công ty, từ đó đánh giá được sự ổn định và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Chúng tôi khác biệt ra sao?
Đây là câu hỏi quan trọng để giúp doanh nghiệp có thể nổi bật và thu hút được sự quan tâm của khách hàng và đối tác. Bài giới thiệu có thể giới thiệu những điểm mạnh, những giá trị khác biệt mà doanh nghiệp đem lại so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Những điểm mạnh này có thể bao gồm chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, chiến lược kinh doanh, đội ngũ nhân viên, và các yếu tố khác.
Sản phẩm của chúng tôi là gì? Mang lại lợi ích gì?
Phần giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp cần trình bày rõ ràng về các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp và những lợi ích mà khách hàng có thể nhận được từ việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ này.
Bài mô tả về sản phẩm hay dịch vụ
Bài mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp là phần rất quan trọng trong việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng.
Đây là cơ hội để doanh nghiệp trình bày về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, giải thích những điểm mạnh và giá trị sẵn có cho khách hàng. Dưới đây là một số câu hỏi mà doanh nghiệp cần trả lời khi viết bài mô tả về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình:
Sản phẩm của chúng tôi là gì? Dành cho ai?
Doanh nghiệp cần trình bày rõ ràng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, những đặc tính, tính năng của sản phẩm, hoặc các dịch vụ liên quan đến sản phẩm. Bên cạnh đó, cần mô tả rõ ràng cho khách hàng biết đối tượng mà sản phẩm hoặc dịch vụ này hướng đến, đây là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Sản phẩm làm được gì? Giải quyết vấn đề gì?
Doanh nghiệp cần giải thích rõ ràng những vấn đề hoặc nhu cầu mà sản phẩm hoặc dịch vụ của mình giải quyết được. Điều này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về giá trị thực sự của sản phẩm hoặc dịch vụ đó, giúp họ nhận ra rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đang cung cấp là một lựa chọn tuyệt vời để giải quyết các vấn đề của họ.
Sản phẩm mang lại cảm xúc gì? Thỏa mãn nhu cầu gì?
Mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ đều đáp ứng một nhu cầu hoặc mong muốn cụ thể của khách hàng. Doanh nghiệp cần giải thích rõ ràng về cảm xúc, trải nghiệm mà sản phẩm hoặc dịch vụ của mình mang lại cho khách hàng, và cách mà sản phẩm hoặc dịch vụ đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tại sao mọi người nên sử dụng sản phẩm này?
Doanh nghiệp cần giải thích rõ ràng về lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đem lại cho khách hàng. Các lợi ích này có thể b
Ví dụ điển hình về bài mô tả sản phẩm bạn có thể xem tại đây
Bài SEO cung cấp kiến thức
Bài SEO cung cấp kiến thức là một công cụ quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Bằng cách tạo nội dung có giá trị, doanh nghiệp có thể thu hút được khách hàng tiềm năng và xây dựng niềm tin đối với thương hiệu của mình.
Bài SEO cung cấp kiến thức được thiết kế để giải thích cho khách hàng tiềm năng về các sản phẩm, dịch vụ hay lĩnh vực của doanh nghiệp. Thông qua bài viết, doanh nghiệp có thể trình bày các thông tin cơ bản như định nghĩa, tính năng hay ưu điểm của sản phẩm dịch vụ của mình. Bên cạnh đó, bài viết cũng có thể tập trung vào những chủ đề thú vị và hữu ích mà khách hàng tiềm năng muốn tìm hiểu.
Tại sao bài SEO cung cấp kiến thức quan trọng đối với doanh nghiệp? Đó là bởi vì bài viết có thể giúp doanh nghiệp tăng cường sự hiểu biết của khách hàng tiềm năng về sản phẩm dịch vụ của mình.
Khi khách hàng tiềm năng hiểu rõ hơn về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đưa ra quyết định mua hàng. Điều này giúp tăng cường độ tin cậy của khách hàng và xây dựng niềm tin đối với thương hiệu của doanh nghiệp.
2. Bài tường thuật (Narrative)
Đây là dạng bài mô tả lại những gì đã xảy ra theo trình tự thời gian. Thường được sử dụng cho các bài tin tức, thông cáo báo chí hay tổng hợp sự kiện.
Trong dạng bài viết này, bạn có thể thêm quan điểm (phát biểu của nhân vật được chọn lọc), hoặc mô tả sản phẩm hay dịch vụ nhưng vẫn cần tập trung mô tả lại những gì đã diễn ra theo trình tự thời gian.
Câu hỏi dàn ý cho dạng bài tường thuật
Dàn ý bài tường thuật cần chú trọng vào yếu tố thời gian, thời sự theo công thức 5W1H. Tức là nội dung chính trong bài cần lời được những câu hỏi như sau:
- Diễn ra vào ngày này (When)?
- Diễn ra ở đâu (Where)?
- Có những điều gì đã xảy ra (What)?
- Tại sao điều đó xảy ra (Why)?
- Ai đã nói gì (Who)?
- Sự kiện diễn ra như thế nào (How)?
Lời khuyên cho bạn: Viết bài tường thuật không phải chỉ là viết những thông tin khô khan, mà là phải tạo ra một câu chuyện đầy cảm xúc để đưa người đọc đến chính trường quay của sự kiện.
3. Bài phỏng vấn (Interview)
Phỏng vấn là cách tuyệt vời để đưa ra quan điểm của người khác và đưa ra thông tin sâu sắc về một chủ đề hay một cá nhân nào đó.
Trong dạng bài này, bạn chỉ cần viết lại những câu trả lời cho những câu hỏi được đặt sẵn. Về cơ bản là sự kết hợp giữa mô tả và tường thuật theo trình tự hỏi đáp, trò chuyện thay vì theo trình tự thời gian.
Bạn có thể sắp xếp những câu trả lời có cùng ý đồ vào một đoạn, để tránh rời rạc và thông qua đó, thể hiện một quan điểm cụ thể.
Nhìn chung, một bài phỏng vấn chính là quá trình diễn dịch, viết lại quan điểm, câu trả lời của người được phỏng vấn. Vì vậy outline của bài viết cũng rất đa dạng.
Trong quá trình thực nghiệm, tôi đã rút ra một được bài học quý giá về một số lỗi dễ gặp phải khi viết bài phỏng vấn như sau:
- Không đạt được câu hỏi đắt, có thể là do bản thân chưa thực sự hiểu sâu về chuyên ngành cần phỏng vấn, hoặc người được phỏng vấn trả lời không thực sự muốn chia sẻ.
- Không tập trung nghe được hết ý trả lời để tập trung khai thác.
- Không tìm được thông tin đáng kể sau buổi phỏng vấn.
Lưu ý khi viết bài phỏng vấn:
- Nên chuẩn bị trước câu hỏi phỏng vấn, càng nắm rõ đề tài, vấn đề, nhân vật, bạn càng thuận lợi.
- Bảng câu hỏi phải chặt chẽ và có kiến thức chuyên môn.
- Cần bám sát câu trả lời của chuyên gia để đặt câu hỏi đào sâu.
- Biết cách chọn lọc từ khóa trong ý trả lời của người được phỏng vấn, để khai thác thêm.
4. Bài hướng dẫn (Tutorial)
Viết bài hướng dẫn là cách tốt nhất để giúp độc giả giải quyết một vấn đề hay thực hiện một công việc một cách dễ dàng và hiệu quả.
Cái tên đã nói lên tất cả, trong dạng bài này, nội dung chủ yếu sẽ là hướng dẫn cách làm hoặc cách hiểu một điều gì đó. Như một công thức nấu ăn, hướng dẫn cách sử dụng Chat Gpt, cách nghiên cứu từ khóa, hướng dẫn đăng ký thành viên mới, hướng dẫn các bước trang điểm,…
Gợi ý outline
Dàn ý cho dạng bài content này cần trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao việc này quan trọng? Tại sao bạn nên học làm cái này?
- Có bao nhiêu bước?
- Mỗi bước phải làm gì là chính?
Trong dạng bài hướng dẫn luôn luôn cần đảm bảo được trình bày theo thứ tự đó là: Yêu cầu đầu vào (tức là cần chuẩn bị những gì)? Hướng dẫn thực hiện cụ thể? Và cuối cùng là kết quả đầu ra (như thế nào thì sẽ là xong hoặc thành công)
5. Bài liệt kê (Listicle)
Viết bài liệt kê không chỉ giúp người đọc nắm bắt được các thông tin cơ bản mà còn giúp họ hiểu sâu hơn về vấn đề hay sản phẩm đó.
Đây là một trong các dạng bài viết content phổ biến và dễ viết nhất sử dụng để liệt kê lặp lại nhiều luận điểm, đặc điểm, ý tứ,…có cùng một mục tiêu hoặc một chủ đề.
Phù hợp khi cần nhấn mạnh các lý do, góc độ, đặc điểm, sự đa dạng,…của vấn đề được đề cập.
Các đặc điểm được liệt kê sẽ không nhất thiết phải sắp xếp theo thứ tự, hoặc thứ tự các ý không quá quan trọng.
Câu hỏi gợi ý outline cho dạng bài liệt kê
- Chủ đề chính của những thứ được liệt kê là gì?
- Tại sao các thứ được liệt kê lại quan trọng, hay hoặc ý nghĩa?
- Với mỗi ý diễn giải tại sao ý này sẽ bổ sung vào điều quan trọng trong bài.
Bài viết này chính là một ví dụ về cấu trúc của một bài liệt kê, hay bạn có thể tham khảo thêm bài liệt kê về các chiến lược Link Building,…
6. Bài phân tích so sánh (Comparison)
Viết bài phân tích so sánh giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về những điểm mạnh và yếu của các sản phẩm, thương hiệu hay các vấn đề khác nhau.
Đây là một trong các dạng bài viết content yêu cầu phải có tính logic cao, chủ yếu là dựa vào phân tích số liệu hoặc kết nối các sự kiện, diễn biến trong quá khứ, hiện tại, tương lai để đưa ra quan điểm.
Việc suy luận quan điểm sẽ dựa trên hình thức so sánh. Có hai tình huống thường gặp nhất khi viết bài phân tích so sánh đó là:
- Phân tích của quá khứ với hiện tại hay nguyên nhân và hệ quả: Dựa trên phân tích số liệu, kết nối với sự kiện, dữ liệu trong quá khứ với hiện tại để đưa ra nhận định và quan điểm. Bài viết sẽ chứa đựng quan sát của người viết để lập luận logic.
- Phân tích hiện tại để dự đoán đến một sự vật hoặc sự việc trong tương lai: Mấu chốt của dạng bài này là “quan điểm giả định về sự thay đổi” giữa quá khứ với hiện tại và giữa hiện tại với tương lai là gì?
Dạng bài phân tích so sánh sử dụng khi cần phân tích số liệu hoặc báo cáo.
Lưu ý:
Với các dạng bài phân tích số liệu phải luôn được đặt trong một bối cảnh, thời gian cụ thể. Phải có sự so sánh để thấy được sự thay đổi đó là gì. Từ đó mới đưa ra kết luận, quan điểm thú vị và logic.
Bạn có thể tham khảo ví dụ về dạng bài phân tích so sánh trong bài MWC 2023.
7. Bài vấn đề giải pháp (Problem – Solutions)
Viết bài vấn đề giải pháp không chỉ giúp độc giả hiểu rõ hơn về một vấn đề mà còn đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề đó.
Đây là một dạng bài viết đặc trưng, thẳng thắn và trực diện, đặc biệt là viết bài PR giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ.
Đối với dạng bài này, cơ bản là chúng ta đã biết về một giải pháp nào đó và yêu cầu đặt ra vấn đề một cách vừa vặn, không gượng ép với những lợi ích mà giải pháp mang lại.
Gợi ý outline
Khi lên outline cho dạng bài viết này, cần xác định rõ những lợi ích cốt lõi giúp giải quyết vấn đề hoặc xác định vấn đề khi giải pháp không xuất hiện.
Tiếp theo là quan trọng hóa vấn đề lên qua việc trả lời câu hỏi: Trước đây khi chưa có giải pháp thì vấn đề là gì?
Tiếp đó, bạn cần trầm trọng hóa vấn đề lên khi giải pháp không xuất hiện bằng việc trả lời câu hỏi: Nếu không kịp đưa ra giải pháp thì vấn đề sẽ như thế nào?
Cuối cùng là đưa ra giải pháp cho người đọc.
Lưu ý:
Điểm khác biệt giữa bài “vấn đề – giải pháp với bài nguyên nhân – hệ quả”, đó là tính thời gian và thời điểm.
Trong bài “nguyên nhân – hệ quả”, thường người viết sẽ phải tìm lời giải cho những gì đã diễn ra theo cột mốc thời gian (trước và sau khi sử dụng sản phẩm). Trong khi đó, bài “vấn đề – giải pháp”, người viết sẽ không cần xác định cột mốc thời gian cho vấn đề về giải pháp đó.
Ví dụ: Bài về Bí quyết đánh bay mụn đăng tải trên báo Dân Trí.
8. Bài kể chuyện (Storytelling)
Bài kể chuyện giúp đưa người đọc đến một thế giới khác, nơi mà họ có thể thấy được con người và những câu chuyện thú vị của họ.
Trong các dạng bài viết content thì đây là một dạng bài khá khó, dùng để kể câu chuyện về một người hay một vật gì đó. Trong một bài sẽ bao gồm nhiều mẩu chuyện nhỏ với nhiều tầng ý nghĩa đan xen nhau.
Bài kể chuyện sẽ có nhiều mô típ câu chuyện khác nhau, tuy nhiên có thể kể đến 5 mô típ phổ biến như sau:
- Mô típ “Hành trình chinh phục”: Thành công nào không có gian khổ, máu và nước mắt (trong khi đó khi chỉ nhìn bề nổi, ai cũng nghĩ điều đó là dễ dàng)
- Mô típ “Rẻ rách đến giàu sang”: Mô típ kể chuyện này sẽ tương tự như hành trình chinh phục. Nhưng có cách kể chuyện theo hướng tiểu sử. Nhân vật trong câu chuyện này, chủ yếu sẽ là chiến thắng nội tại, hoàn cảnh của bản thân họ nhiều hơn là vượt qua thử thách của thị trường.
- Mô típ “Trừ gian diệt bạo”: Một ai đó đừng ra làm điều phi thường để giải quyết vấn đề của xã hội.
- “Cậu bé tí hon và gã khổng lồ”: Một điều nhỏ bé hay một người nhỏ bé chiến thắng gã khổng lồ.
- “Anh hùng tái sinh”: Siêu anh hùng cũng có nỗi đau và sự bất lực. Họ cần có sức mạnh để thay đổi và tái sinh.
Kịch bản dẫn dắt câu chuyện
Trong một câu chuyện, bạn có thể kết hợp nhiều mô típ và nhiều dòng thời gian đan xen với nhau, để câu chuyện trở nên phong phú và sinh động hơn.
Trong mỗi một câu chuyện đều cần làm rõ các vấn đề sau:
- Mục đích của nhân vật
- Thử thách khó khăn
- Sự thay đổi từ bên trong nhân vật, thế giới xung quanh, hoàn cảnh,…
Gợi ý câu hỏi outline
- Thời điểm nào, sự kiện gì xảy ra?
- Ngoại cảnh, bối cảnh trước và sau sự kiện, điều gì đã thay đổi?
- Nhân vật chính đã làm gì? Thay đổi về cách nghĩ, cảm xúc và hành động như thế nào?
- Thay đổi của nhân vật chính đã tạo ra những ảnh hưởng hay tác động gì trực tiếp lên những thứ xung quanh?
Lưu ý: Bạn nên đổi chủ thể liên tục từ nhân vật chính sang bối cảnh, ngoại cảnh và các chủ đề liên quan, để câu chuyện thêm tính hấp dẫn, đa sắc màu.
9. Dạng bài bắc cầu (Argumentative)
Đây là dạng bài lập luận bằng cách tạo ra một trung điểm tin cậy giữa quan điểm cần chứng minh với thương hiệu.
Nếu như các dạng bài viết content “vấn đề – giải pháp” hay “Nguyên nhân – hệ quả” rất phù hợp khi vấn đề thực sự tồn tại. Nhưng không phải lúc nào cũng có thể đưa ra một vấn đề nghiêm trọng để gây áp lực với người đọc.
Trong trường hợp như vậy, việc sử dụng dạng bài viết bắc cầu là một lựa chọn thông minh!
Trong đó, bạn sẽ dẫn dắt người đọc đến một câu chuyện mới mẻ, trung lập, đáng tin cậy hoặc nói đến những khát khao, mơ mộng, viễn cảnh tươi đẹp để tạo động lực cho người đọc.
Một số trung điểm bắc cầu phổ biến thường được sử dụng như: Những kiến thức chuyên môn, xu hướng và số liệu, chuyên gia và KOL, các case – study thành công, những trường hợp lý tưởng,…
Gợi ý outline cho dạng bài bắc cầu
- Bắt đầu bằng việc đặt vấn đề về trung điểm cần bắc cầu, tại sao nó quan trọng?
- Sau đó, chỉ ra sự liên quan giữa hai quan điểm cần bắc cầu.
- Và cuối cùng là đúc kết lại sự liên quan đó.
Ví dụ về bài bắc cầu bạn có thể tham khảo bài viết Giải pháp mạng tối ưu cho doanh nghiệp SME.
Có thể thấy trong bài viết này, tác giả đã sử dụng trung điểm bắc cầu đó là: “những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thường lựa chọn đầu tư hệ thống mạng dễ quản lý – vận hành – bảo trì, nâng cấp dễ dàng, quản trị tập trung, bảo mật và tối ưu hóa chi phí.”
Việc chọn đúng dạng bài viết và thiết kế một outline hợp lý là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra nội dung chất lượng. Hy vọng những gợi ý về các dạng bài viết content trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình viết bài.